Theo các vị tiền bối, cộng đồng dân cư Hải Dương cho đến nay, ngăn chặn xâm thực của biển cả là nhiệm vụ sống còn. Phát huy truyền thống của cha ông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cùng nhau bảo vệ mảnh đất “đầu sóng ngọn gió”, trồng cây chắn sóng, chắn cát, đắp đập, quai đê là nhiệm vụ thường xuyên của người dân Hải Dương.
Thanh niên Hương Trà tập huấn về công tác phòng tránh thương tích và cứu hộ do thiên tai |
Cư dân xã Hải Dương chủ yếu làm nghề biển và sống nhờ sản vật biển. Trải qua bao đời sinh sống, lập làng, mở đất, người dân Hải Dương đã chịu nhiều áp lực của sóng gió. Ví như xóm Gành chỉ còn là địa danh của xã Hải Dương, sóng biển xóa sạch một rừng dừa chỉ còn lại mặt nước biển với diện tích xâm thực gần 20 ha đất nhà ở và rừng.
Cũng từ việc thường xuyên chống chọi với thiên nhiên, người dân Hải Dương đã “tích lũy” cho mình những bài học kinh nghiệm để chung sống với thiên nhiên khắc nghiệt, phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh- quốc phòng.
Đắp đê bao chắn sóng ở xã biển Hải Dương |
Kể từ những năm đầu mới giải phóng, người dân Hải Dương đã tập trung trồng cây chắn cát bay, như dừa, dương liễu, tre, bạch dàn, dứa, keo lá tràm… Hàng năm, người dân nơi đây chăm sóc, bảo vệ, trồng rừng trên các bãi cát, trồng cây phân tán trong dân cư.
Đến nay, Hải Dương đã tạo nên một rừng phòng hộ gắn với nhiệm vụ quốc phòng an ninh hết sức vững chắc, phủ khắp không còn điểm trắng của sa bồi. Và nay, Hải Dương có 189 ha rừng phòng hộ, trong đó chủ yếu là cây dương liễu, tỷ lệ che phủ rừng đạt 19,43%.
Tập trung chống sạt lở bờ biển ở xã Hải Dương |
Cùng với nhiệm vụ trồng rừng chắn cát bay, xâm lấn khu dân cư, điều hòa khí hậu Hải Dương còn xây dựng các tuyến đê dân sinh bảo vệ sự xói mòn do lũ lụt, sóng biển. Hàng năm, nhân dân xã Hải Dương huy động hàng ngàn ngày công lao động để đắp đê, ứng phó với thiên tai triều cường dâng cao.
Mặt khác, Hải Dương được xác định như “bình phong” ngăn cản sóng, chặn nước mặn dâng lên làm ảnh hưởng đời sống nhân dân các xã vùng trên.
Ngăn chặn phá rừng phòng hộ ven biển Hải Dương |
Từ năm 2002 đến nay, từ nhiều nguồn vốn đã đầu tư hơn 400 tỷ đồng xây dựng đê chắn sóng biển, đê kè phá chống xói lở, bảo vệ cho hơn 150 ha đất và hơn 500 hộ dân cư đang sinh sống trong vùng có nguy cơ bị tàn phá. Hải Dương cũng được đầu tư quy hoạch mới 6 khu tái định cư cho hơn 450 hộ vùng bị lũ quét, bão tàn phá và dân thủy diện làm nhà ở an toàn.
Quốc Toàn