Một màn hình điện tử cho thấy khu vực tài chính Phố Đông Thượng Hải trong một ngày đẹp trời, trong tình trạng thời tiết sương khói nặng ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 26/5/2016. Ảnh: REUTERS / ALY SONG / FILES |
Hiệp định Paris nhằm mục đích hướng tới một sự thay đổi lớn trong việc sử dụng năng lượng toàn cầu để giảm dần lượng phát thải khí nhà kính, chủ yếu là từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong nửa sau của thế kỷ ủng hộ các nguồn năng lượng sạch như năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
Cho đến nay, con số chính thức của Liên Hợp Quốc cho thấy 22 quốc gia chỉ chiếm 1,08% lượng phát thải đã chính thức phê chuẩn thỏa thuận này. Việc phê chuẩn là một phần của nỗ lực để hạn chế nhiệt độ tăng cao, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng.
Trung Quốc và Mỹ, các nước phát thải hàng đầu trên thế giới với lượng khí CO2 thải ra hiện chiếm gần 40% tổng số khí thải trên thế giới cam kết sẽ phê chuẩn thỏa thuận trong năm nay. Theo nghiên cứu của Quần đảo Marshall, các quốc gia phát thải khí nhà kính lớn khác bao gồm Úc, Canada, Mexico và Indonesia cũng có kế hoạch phê chuẩn thỏa thuận trong năm 2016.
Mai Đan
Tổng hợp từ Reuters