Trong ngày 23/12, có 1.219.867 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Ảnh minh họa |
Hơn 30 nghìn bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, 235 ca tử vong
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.834), Cà Mau (1.334), Tây Ninh (948), Vĩnh Long (868), Khánh Hòa (785), Cần Thơ (785), Đồng Tháp (782), TP. Hồ Chí Minh (679), Trà Vinh (568), Bình Định (543), Bạc Liêu (507), Thừa Thiên - Huế (399), Bà Rịa - Vũng Tàu (359), Đồng Nai (354), Kiên Giang (353), Phú Yên (353), Sóc Trăng (323), An Giang (299), Hưng Yên (296), Bắc Ninh (289), Bến Tre (263), Đắk Lắk (263), Lâm Đồng (229), Thanh Hóa (222), Gia Lai (216), Bình Thuận (185), Tiền Giang (146), Đà Nẵng (140), Nam Định (121), Quảng Nam (119), Nghệ An (114), Vĩnh Phúc (104).
Quảng Ninh (98), Bình Dương (94), Quảng Ngãi (90), Hà Giang (86), Đắk Nông (79), Hậu Giang (78), Long An (74), Quảng Trị (70), Thái Bình (61), Phú Thọ (59), Ninh Thuận (51), Hà Nam (48), Kon Tum (48), Hòa Bình (48), Hải Dương (44), Quảng Bình (42), Bình Phước (40), Thái Nguyên (37), Hà Tĩnh (35), Lạng Sơn (34), Bắc Giang (31), Tuyên Quang (28), Hải Phòng (19), Sơn La (19), Yên Bái (14), Lào Cai (12), Cao Bằng (10), Lai Châu (7), Điện Biên (4), Bắc Kạn (2).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-233), Bạc Liêu (-182), Bến Tre (-173). Ngược lại, các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Phú Yên (+219), Đắk Lắk (+172), Cà Mau (+167).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 16.041 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.620.869 ca nhiễm, đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 16.434 ca nhiễm).
Về tình hình điều trị, trong ngày, có 30.833 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 1.215.261 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.767 ca.
Từ 17h30 ngày 23/12 đến 17h30 ngày 24/12 ghi nhận 235 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (44); Đồng Nai (20), An Giang (18), Tiền Giang (15), Đồng Tháp (13), Cần Thơ (13), Vĩnh Long (12), Bình Dương (11), Bến Tre (11), Tây Ninh (10), Kiên Giang (9), Sóc Trăng (7), Bình Định (6), Hà Nội (5), Bến Tre (5), Trà Vinh (5), Cà Mau (5), Khánh Hòa (4), Bình Thuận (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Bạc Liêu (4), Bình Phước (2), Long An (2), Hậu Giang (2), Hải Phòng (1), Ninh Thuận (1), Lạng Sơn (1), Lâm Đồng (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 238 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 30.766 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.
Trong ngày 23/12, có 1.219.867 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 143.520.464 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.679.502 liều, tiêm mũi 2 là 64.807.736 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 2.033.226 liều.
Nguồn: CDC Hà Nội |
Số ca nhiễm tại Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước
Theo CDC Hà Nội, số ca mắc mới COVID-19 từ 18h ngày 23/12 đến 18h ngày 24/12 tại Hà Nội là 1.834 ca bệnh. Trong đó, phân bố các ca tại cộng đồng (618); tại khu cách ly (1.123); tại khu phong tỏa (93).
Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (166); Đống Đa (161); Long Biên (161); Cầu Giấy (119); Sóc Sơn (105); Nam Từ Liêm (101); Thanh Xuân (92); Gia Lâm (90).
Bệnh nhân phân bố tại 335 xã phường thị trấn thuộc 28/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó 618 ca cộng đồng ghi nhận tại 224 xã phường thuộc 27/30 quận huyện.
Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như: Hoàng Mai (118); Đống Đa (55); Thanh Xuân (40); Thanh Oai (37); Sóc Sơn (33); Long Biên (33).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) đến nay là 35.643 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 12.990 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 22,653 ca.
Trong ngày, Bộ Y tế tổ chức triển khai Công điện số 9406/CĐ-VPCP ngày 23/12/2021 Văn phòng Chính phủ về việc tăng cường công tác tiêm chủng, kiểm soát biến chủng mới Omicron của vi rút SARS-CoV-2.
Bộ Y tế xây dựng ban hành Hướng dẫn y tế phòng, chống dịch COVID-19 đối với người được phép nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày).
Chỉ đạo các địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân trong độ tuổi chỉ định; đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt lưu ý và ưu tiên tiêm chủng cho đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền.