Thất thu trong ngành khai khoáng: Vì “lọt” sản lượng khai thác!

14/10/2014 00:00

(TN&MT) - Khai khoáng là ngành công nghiệp có đóng góp lớn vào GDP của cả nước nhưng do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng

   
(TN&MT) - Khai khoáng là ngành công nghiệp có đóng góp lớn vào GDP của cả nước nhưng do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng nên đã tạo ra “kẽ hở” cho các doanh nghiệp khai khoáng “qua mặt” trong khai báo trữ lượng, sản lượng gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.
   
Lng lo t khâu chính sách
   
  Mặc dù đã có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, nhưng vẫn tồn tại một khoảng cách nhất định giữa các quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý. Việc lập quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư dự án chưa tính toán đến các chi phí, lợi ích về mặt xã hội và môi trường. Việc phân cấp cho các địa phương trong cấp phép, quản lý khai thác, chế biến khoáng sản, bảo vệ môi trường đã được tiến hành, nhưng chưa được thanh tra, kiểm tra kịp thời để xử lý các vi phạm pháp luật. Tình trạng trốn thuế tài nguyên (chủ yếu là do khai báo không đúng sản lượng để tính thuế và sản lượng khai thác thực tế), vận chuyển, buôn bán lậu... vẫn đang diễn ra ở nhiều địa phương và gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước.
   
Đá vôi trắng chỉ phải chịu mức thuế suất ở nhóm đá VLXD thông thường
    
   
  Ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chỉ ra một thực tế: Trước đây, theo quy định của Luật Khoáng sản 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung năm 2005, hoạt động khai thác, quản lý khoáng sản chủ yếu thông qua cấp phép theo cơ chế xin - cho, không có cơ chế quản lý nguồn thu nên hiệu quả nguồn thu cho ngân sách từ khai thác khoáng sản còn thấp. “Vừa rồi kiểm tra có tỉnh cấp tới hơn 200 giấy phép khai thác khoáng sản mà thu thuế tài nguyên chưa đủ 4 tỷ đồng, con số này quá ít, không đủ xây dựng cơ sở hạ tầng” - Đó là một thực tế đáng lo ngại.
   
  Từ góc độ đơn vị thuế, bà Hoàng Thị Hà Giang, Vụ Chính sách, Tổng cục thuế cho biết: Theo quy định hiện hành thì các doanh nghiệp khai khoáng chủ yếu thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp. Theo đó, các khoản thuế và phí chủ yếu được tính toán dựa trên sản lượng do doanh nghiệp tự khai báo. Trong khi đó, hiện nay chưa có cơ chế giám sát sản lượng khai thác thực tế của doanh nghiệp, điều này dẫn đến những rủi ro thất thu do doanh nghiệp khai báo số liệu thấp hơn thực tế hoặc không thực hiện nghĩa vụ đóng góp như ban đầu.
   
  Cũng theo bà Hà Giang, hiện còn một số tài nguyên có giá trị cao nhưng chưa có quy định thu thuế tài nguyên hay các loại đá granite cao cấp vẫn chỉ chịu mức thuế suất là đá vật liệu thông thường.
   
Các cơ quan phi “bt tay” cùng giám sát
   
  Các chuyên gia khoáng sản cho biết, các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên khoáng sản gần đây đã minh bạch nhiều khâu trong khai thác khoáng sản. Cụ thể, Luật Khoáng sản 2010 đã hủy bỏ hình thức cấp phép xin – cho, điểm đột phá trong các quy định của Luật này là tổ chức cá nhân khai thác khoáng sản phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thông qua hình thức đấu giá hoặc không đấu giá, nâng cao hiệu quả nguồn thu. Đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản, Luật cũng quy định doanh nghiệp phải lập, quản lý, lưu giữ bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khai thác và thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản để báo cáo cơ quan nhà nước. Nếu vi phạm, sẽ bị xử phạt số tiền phạt cao nhất lên đến 2 tỷ đồng.
   
  Luật khoáng sản năm 2010 cũng quy định UBND cấp tỉnh chỉ được cấp giấy phép khai thác khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố theo các tiêu chí chặt chẽ. Quy định này đã làm giảm đáng kể việc cấp phép tràn lan và khai thác không hiệu quả, gây hậu quả xấu về môi trường.
   
  Tuy nhiên, các chuyên gia về khoáng sản cho rằng, chính sách về quản lý tài nguyên khoáng sản có hoàn chỉnh đến đâu nhưng nếu không có sự phối hợp giữa cơ quan Trung ương và địa phương trong quản lý, giám sát hoạt động khai khoáng từ khâu đánh giá trữ lượng khoáng sản thì vẫn có nhiều “kẽ hở” để thất thoát tài nguyên, thất thu cho ngân sách Nhà nước.
   
  Còn ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng, thực tế hiện nay thiếu sự phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan quản lý tài nguyên đã tạo ra “lỗ hổng”để cho doanh nghiệp “qua mặt” cơ quan chức năng khi khai báo không chính xác trữ lượng và sản lượng khoáng sản. Nếu hai cơ quan này phối hợp chặt chẽ thì chắc chắc chắn sẽ kiểm soát được 80 - 90% sản lượng khoáng sản được khai thác.              
  Bài và ảnh: Minh Anh
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thất thu trong ngành khai khoáng: Vì “lọt” sản lượng khai thác!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO