Thạch Thành - Thanh Hóa: 25 năm giữ gìn bản sắc văn hóa cổ

16/08/2015 00:00

(TN&MT) - Năm 1990, khi còn là chủ nhiệm HTX Vân 4, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), Ông Vũ Đình Lý (SN 1935) đã có nhiều tâm đắc trong việc gìn...

 

(TN&MT) - Năm 1990, khi còn là chủ nhiệm HTX Vân 4, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa), Ông Vũ Đình Lý (SN 1935) đã có nhiều tâm đắc trong việc gìn giữ, bảo tồn văn hóa Đền Phố Cát. Năm 2008, ông được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch tặng Kỷ niệm chương vì những đóng góp đó. Gặp ông trong 1 ngày đầu thu, nhấp ngụm nước chè mới thấy được sự vất vả, miệt mài trong công tác bảo tồn văn hóa truyền thuyết.

Gia đình ông bà Lý – Lan có 25 năm phục vụ, trông coi ngôi đền cổ Phố Cát
Gia đình ông bà Lý – Lan có 25 năm phục vụ, trông coi ngôi đền cổ Phố Cát

Phục dựng văn hóa cổ

Trong cuốn lưu bút, ghi nhận về sự việc trên, ông Bùi Trọng Nghĩa, nguyên là chủ tịch UBND xã Thành Vân, từng công tác ở UBND xã từ năm 1988 – 2004 cho biết: Năm 1990, ngay từ khi ông Lý còn là chủ nghiệm HTX, ông đã có tâm, có trách nhiệm với địa phương. Là một trong những gia đình từ sinh sống ở Thái Lan, yêu nước, theo tiếng gọi của Bác Hồ, ông đã về nước và lập nghiệp ở đây. Lúc đó, khu phố Cát quá nghèo. Bắt đầu từ những năm 1990, ông Lý đã vận động nhân dân ủng hộ, tiếp đó xin phép chính quyền địa phương cho phục dựng, sửa chữa lại 3 gian nhà vốn từng là ngôi đền cổ xưa nhưng đã bị phá hủy từng nhiều năm trước. Ông Nghĩa khẳng định, nếu ngày đó, ông Vũ Đình Lý không táo bạo, dám nghĩ, dám làm thì chưa chắc ngôi đền cổ “Quan giám sát Phố Cát” đã có được như ngày hôm nay.

Ở tuổi 80, ông bà Lý – Lan vẫn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình
Ở tuổi 80, ông bà Lý – Lan vẫn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình

Tương tự như ông Nghĩa, hàng loạt các cựu cán bộ từng công tác tại UBND xã Thành Vân đều ghi nhận trong cuốn lưu bút của gia đình như ông Bùi Văn Minh, Quách Quang Tiến, Nguyễn Xuân Sinh, Bùi Ngọc Thảo, Nguyễn Duy Hướng… đều khẳng định, ngày đó và bây giờ, gia đình ông Vũ Đình Lý đều rất tâm huyết, tâm đắc để phục dựng lên một ngôi đền đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và truyền thuyết như ngày nay.

Bà Chu Minh Nga, một phật tử ở Hà Nội chia sẻ: So với nhiều di tích, danh thắng khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đền quan tuần giám sát phố Cát là một trong những ngôi đền có điểm khác hoàn toàn với các đền, chùa khác là ở đây không đốt hoang phí những đồ mã lớn, hương khói chỉ là tưởng niệm, giúp người đi lễ có một tâm lý thỏa mái hơn trong cuộc sống. Bởi vậy, bà và gia đình thường xuyên đi lễ vào mỗi dịp.

Đền Phố Cát
Đền Phố Cát

Đền Phố Cát thờ ai?

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết: Đền thờ Phố Cát thờ chính thánh mẫu Liễu Hạnh. Sử sách tương truyền, Liễu Hạnh công chúa là tiên nữ giáng trần lần thứ  nhất tại làng An Thái, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản (nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) vào năm Thiên Hựu - đời vua Lê Anh Tông (1557). Rồi nàng lại về trời sau 21 năm ở trần gian. Nàng giáng trần lần thứ 2 vào ngày kỵ thứ 2 của nàng - cũng ở làng An Thái, sau đó lại biến mất. Nàng giáng trần lần thứ 3 cùng với 2 thị nữ là Quế Nương và Thị Nương tại Phố Cát, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa vào thời vua Lê Huyền Tông(1663 – 1671) và hiển thánh tại Sùng Sơn. Cũng bởi những tục lệ tương truyền như vậy nên hàng loạt các nơi ở TX Bỉm Sơn, Thạch Thành của tỉnh Thanh Hóa đều có các ngôi đền cổ nhằm tưởng nhớ tới mẫu Liễu Hạnh và các di tích này đều được công nhận cấp tỉnh.

Đền Quan giám sát
Đền Quan giám sát

Cho chúng tôi xem những tờ giấy khen, những bằng khen của các cấp lãnh đạo, ông Lý kể: năm xưa, nghe theo tiếng gọi của Bác Hồ đối với kiều bào đang sinh sống ở Thái Lan về nước dựng xây kinh tế, gia đình ông hưởng ứng lời kêu gọi đó, về nước làm kinh tế, chung sức, chung lòng. Năm 1990, ông lúc này đang làm chủ nhiệm HTX Vân 4, thấy ngôi đền cổ toang hoang sau cải cách văn hóa quá, ông mạnh dạn đề nghị lãnh đạo UBND xã thời kỳ đó nên cho bà con xã viên tu bổ lại ngôi đền, lấy đó là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng chung cho nhân dân. Sau đó, tận đến khi nghỉ chế độ, năm 1993, ông bắt đầu tiếp quản ngôi đền, trông coi ngôi đền từ đó cho đến nay.

 

Ông Lý chia sẻ, hàng năm, ông xin mẫu cho trích tiền đèn nhang, giọt dầu ra để ủng hộ, nộp tiền vào quỹ của địa phương. Từ một ngôi đền đổ nát, dưới bàn tay của ông Lý, ngôi đền đã ngày một khang trang, thuận tiện để phục vụ khách thập phương về dự. Ghi nhận công lao của vợ chồng ông Lý, năm 2008, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã tặng kỷ niệm chương cho cả hai vợ chồng ông bà Lý…

Nhật Lam – Hồng Giang    

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thạch Thành - Thanh Hóa: 25 năm giữ gìn bản sắc văn hóa cổ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO