Nhà ga Cát Linh bị ai đó đột nhập và sơn vẽ chằng chịt lên nhiều toa tàu chưa được đưa vào sử dụng khiến cho người dân thêm bức xúc về cách quản lý, điều hành,...
Nhà ga Cát Linh bị ai đó đột nhập và sơn vẽ chằng chịt lên nhiều toa tàu chưa được đưa vào sử dụng khiến cho người dân thêm bức xúc về cách quản lý, điều hành, giám sát, trông coi dự án này của chủ đầu tư, cũng như Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Hà Nội.
Mới đây, những hình ảnh về đoàn tàu cao tốc nằm tại khu vực nhà ga Cát Linh, Hà Nội trong công trình đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông bị "họa sĩ" nào đó sơn vẽ theo hình thức graffiti ("hình vẽ trên tường") chằng chịt, phủ kín nhiều toa tàu khiến dư luận xã hội và cộng đồng không khỏi bất ngờ với nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau.
Theo đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông, hành vi đột nhập công trường đang thi công và vẽ chằng chịt lên đoàn tàu chưa được đưa vào sử dụng là hành vi vi phạm pháp luật và có dấu hiệu tội phá hoại tài sản.
Vì thế, Ban Quản lý dự án này đã báo cơ quan chức năng và đề nghị Cơ quan Công an vào cuộc điều tra làm rõ thủ phạm.
Đoàn tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chưa được đưa vào sử dụng đã bị vẽ chằng chịt trên thân tàu
Rõ ràng, chưa cần bàn tới những hình vẽ trên thân tàu Cát Linh - Hà Đông là xấu hay đẹp, hay vì bất cứ mục đích gì thì việc ai đó cố tình xâm nhập công trường và tự ý sơn lên toa tàu là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và phá hoại tài sản của nhà nước.
Tuy nhiên qua sự việc này, dư luận cũng không khỏi hoài nghi và bất bình về trách nhiệm quản lý công trình trên của Ban Quản lý dự án, cũng như chủ đầu tư.
Phải nhắc lại rằng Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài gần 13km, gồm 12 nhà ga đi toàn bộ trên cao. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 868 triệu USD, tương đương với hơn 18.000 tỷ đồng. Dự án này được đưa vào khởi công vào tháng 10-2011 và theo kế hoạch sẽ đưa vào vận hành vào năm 2015 nhưng cho tới thời điểm gần hết năm 2017, dự án vẫn chưa hoàn thành tức là đã chậm tiến độ tới hơn 2 năm và theo kế hoạch từ phía nhà thầu thì phải tới quý II/2018, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông mới may ra đưa vào khai thác thương mại được.
Chính việc chậm trễ tiến độ nhiều lần đã khiến dự án này đội vốn tăng vốn tới hơn 300 triệu USD, kéo theo đó là nhiều hệ lụy gây ảnh hưởng tới đời sống của người và cũng khiến người dân vô cùng bức xúc xem đây như là một khối "ung nhọt" của giao thông đô thị Hà Nội.
Chính vì vậy khi mà nhà ga Cát Linh bị ai đó đột nhập và sơn vẽ lên các toa tàu chưa được đưa vào sử dụng càng khiến cho người dân thêm bức xúc về cách quản lý, điều hành, giám sát, trông coi dự án này của chủ đầu tư, cũng như Ban quản lý dự án.
Nhìn vào những hình vẽ trên thân nhiều toa tàu có thể dễ dàng thấy rằng có không phải một mà là vài "họa sĩ" phải miệt mài "sáng tác" trong hàng giờ đồng hồ trên chất liệu là thân các toa tàu.
Vậy mà không hiểu trong suốt thời gian này, nhân viên bảo vệ công trình ở đâu?
Hay là công trường đang thi công một công trình có giá trị tới hàng ngàn tỷ đồng của nhà nước, của nhân dân nhưng lại không có người trông coi, giám sát để cho người lạ có thể dễ dàng ra vào, tự tung tự tác thoải mái như chốn vui công cộng!?.
Nguy hiểm hơn, tới đây khi những thiết bị an toàn của đoàn tàu và nhà ga bị xâm hại, đánh cắp mà không ai hay biết - kiểu như sự xuất hiện đột ngột đầy bất ngờ của những hình graffiti - và khi đoàn tàu được đưa vào sử dụng vận hành thì hậu quả sẽ như thế nào, nếu không muốn nói rằng mức độ "thảm khốc" là có thể.
Sự việc nhiều toa tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị vẽ graffiti lên thân tàu đã thêm một hồi chuông báo động cho sự buông lỏng quản lý của một dự án vốn đã gây quá nhiều tai tiếng và bức xúc đối với người dân Thủ đô. Tới đây, cơ quan công an sẽ làm rõ được những "thủ phạm" đã vẽ lên thân nhiều toa tàu Cát Linh - Hà Đông để xử lý nghiêm về hành vi phá hoại tài sản nhà nước, thế nhưng ngay bây giờ, dư luận và nhân dân đang rất phẫn nộ đòi phải xử lý ngay và thật nghiêm những người có trách nhiệm trong quản lý dự án, cũng như chủ đầu tư khi đã buông lỏng trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát, trông coi dự án trên.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
Gửi thông điệp tới trên 20 triệu thanh niên Việt Nam cả ở trong nước và đang học tập, làm việc, sinh sống ở nước ngoài, Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn đánh giá vai trò, vị trí tầm quan trọng của thanh niên, tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 21/3/2023 bổ nhiệm lại ông Lê Công Thành giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách.
(TN&MT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Sở Giao thông...
Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh...
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển...
(TN&MT) - Tái hoang dã, thông qua việc tái thả các loài động vật hoang dã vào môi trường sống ban đầu của chúng, là một trong những cách tiếp cận mới giúp khôi phục các loài động vật hoang dã tại Việt Nam trong ngắn và trung hạn.
(TN&MT) - Hàng ngàn cây cối xanh tươi, hàng trăm loài chim ríu rít, môi trường trong lành mát mẻ đến vô ngần, đó là cảm nhận của Đoàn Đảng bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin & Liên lại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro lần đầu tiên đặt...
Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường phổ biến Luật Bảo vệ Môi trường (BMVT) đến người dân, qua đó nâng cao kiến thức, giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường
với phát triển kinh tế, xóa...
Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị...
(TN&MT) - Theo Ban Chỉ đạo Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên, công tác làm nhà cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua đã được các cấp lãnh đạo quan tâm triển khai sâu rộng, mang lại...
Xã hội - Bài: Khánh Ly - Thiết kế: Quang Hanh - 14:05 22/03/2023
(TN&MT) - Sau gần 10 năm thực hiện 2 giai đoạn của Chương trình giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng...
(TN&MT)- Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tập trung triển khai các chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người, góp phần kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa...
(TN&MT) - Đến với thôn Khuổi Ma (xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) hôm nay, người ta dễ dàng cảm nhận thấy bầu không khí tươi vui của mùa Xuân vẫn kéo dài tới tận tháng 3 này bởi sự rộng ràng tươi mới của vùng đất đang ngày...
Đất đai - Trường Giang - Quang Hanh - 14:02 22/03/2023
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trong đó, có nhiều chính sách về đất đai hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
(TN&MT) - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn ban hành Quyết định số 887/QĐ-XPHC về xử phạt đối với ông Tô Văn Chi, sinh năm 1989, thôn Quéo, xã Phú Nhuận, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) 149 triệu đồng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng...
“Cứ mỗi mùa mưa bão đến là hàng trăm hộ dân lại bị chia cắt, gần trăm cháu học sinh phải nghỉ học, người lớn thì không thể sang suối để lao động sản xuất”- Đó là tâm sự của ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch UBND xã vùng cao Diên Lãm, huyện...
(TN&MT) - Các chuyên gia cho biết, an ninh nước đang suy yếu ở nhiều nơi trên thế giới trong bối cảnh tình trạng mất rừng và biến đổi khí hậu dẫn đến lượng mưa cực đoan và khó dự báo hơn trên một hành tinh nóng hơn.