Xã hội

Tái hiện Thủ đô "nghìn năm văn hiến" trong tranh bích hoạ

Hoài Thu 13/03/2024 - 14:07

(TN&MT) - Những bức tường cũ dọc đường đê Ngọc Thụy, Xuân Quan, và cụm dân cư phường Thạch Bàn – quận Long Biên, nay đều đã được cải tạo, tô điểm bởi những bức bích hoạ đầy màu sắc, mang đậm dấu ấn văn hoá Thủ đô nghìn năm văn hiến, góp phần thay đổi diện mạo mới cho phố phường…

tai-hien-thu-do-nghin-nam-van-hien-trong-tranh-bich-hoa.png

Những bức tường cũ dọc đường đê Ngọc Thụy, Xuân Quang và cụm dân cư phường Thạch Bàn – quận Long Biên (Hà Nội) từ lâu đã bị xuống cấp nghiêm trọng, có nhiều bức tường bị nứt hỏng, bong tróc, gây mất mỹ quan đô thị,... hiện nay đều đã được cải tạo, tô điểm bởi những bức bích hoạ đầy màu sắc, mang đậm dấu ấn văn hoá Thủ đô nghìn năm văn hiến, góp phần thay đổi diện mạo mới cho phố phường...

Sắc màu trên triền đê Xuân Quang - Long Biên

Thủ đô Hà Nội "nghìn năm văn hiến" với những trang sử hào hùng, các truyền thống văn hoá là bản sắc của người Việt qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ và bao nhiêu thế hệ,... đã được khắc hoạ rõ nét qua những bức bích hoạ đầy sinh động, ngay tại các tuyến đường đê kéo dài quận Long Biên, trong đó phải kể đến triền đê Xuân Quang với nhiều bức tranh màu sắc đan xen, nối tiếp nhau...

img_0398.jpg

Trước đây, những bức tường tại con đường đê Xuân Quang, cạnh sông Hồng là những khoảng tường bong tróc, nhem nhuốc, nơi tập trung nhiều phế liệu, rác thải sinh hoạt của người dân, điều này khiến triền đê trở nên “nhếch nhác”… Tuy nhiên, sau khi thực hiện Lễ kỷ niệm chào mừng 20 năm thành lập quận Long Biên, các mô hình tranh vẽ tường được các hoạ sĩ và đoàn thanh niên quận triển khai thực hiện, đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo trước đây.

img_0349.jpg
Cùng hình tượng anh hùng dân tộc, Thái úy Lý Thường Kiệt...

Nghi lễ Kéo co Ngồi của người dân Long Biên

img_0292.jpg
Nghi lễ Kéo co Ngồi tại Đền Trấn Vũ được thể hiện đặc sắc trên bích hoạ

Ngoài những bức bích hoạ đầy nổi bật trên triền đê Xuân Quang, nét văn hoá đẹp của Thủ đô Hà Nội là nghi lễ "kéo co ngồi" cũng được thể hiện trên bức bích hoạ khổ lớn ngay tại Tổ dân phố (TDP) số 5 – phường Thạch Bàn, do Tiểu ban quản lý di tích Đền Trấn Vũ – Chùa Cự Linh phường Thạch Bàn cùng người dân các Cụm dân cư TDP số 3,4,5,6,7 tổ chức thực hiện.

Nghi lễ Kéo co Ngồi là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận, trò chơi dân gian độc đáo này của người dân Long Biên bắt nguồn từ sự tích lấy nước tại giếng cổ ở làng, trai các mạn Đìa, mạn Đường và mạn Chợ giành nhau quang và thúng nước hàng năm như vậy, dần dần, trò chơi kéo co Ngồi trở thành một nghi lễ không thể thiếu của người dân Long Biên vào ngày hội Đền Trấn Vũ vào mỗi 3/3 âm lịch hàng năm.

img_0332.jpg
Bức tranh bích hoạ khổ lớn khắc hoạ trò chơi Kéo co Ngồi được kéo dài xuống hết bức tường tại Tổ dân phố số 5 phường Thạch Bàn
img_0319.jpg
Người dân tại Cụm dân cư phường Thạch Bàn vừa có thể đi bộ, vừa ngắm nhìn các bức tranh bích hoạ trên tường làm tươi mới, phong phú thêm màu sắc cho đường phố
img_0324.jpg

Sau khi bức tranh đường phố tại đây được hoàn thành, tổ dân phố số 5 phường Thạch Bàn đã trông rực rỡ hơn bao giờ hết, điều này cũng nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ cảnh quan và môi trường sống xung quanh.

Vườn hoa Trạm

Trong đó, công trình Vườn hoa Trạm cũng được khởi công xây dựng vào năm 2023 với mục tiêu tạo điểm nhấn đô thị, tạo cảnh quan và không gian công cộng đáp ứng đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn. Các bức bích hoạ chủ yếu với nhiều hình ảnh nói về cảnh tượng thanh bình của làng quê Việt Nam ngày xưa…

Bức tranh bích hoạ triền đê Ngọc Thụy

Cũng để hưởng ứng kỷ niệm 20 năm thành lập quận Long Biên, triền đê tại Ngọc Thụy cũng có những bức bích hoạ được trang hoàng đẹp mắt... Hầu hết các bức bích hoạ đều thể hiện nét đẹp con người, bản sắc văn hoá truyền thống của Việt Nam.

img_0451.jpg
Hình vẽ "Chào mừng 20 năm thành lập quận Long Biên" được trình bày lớn, hút mắt người nhìn
z5238846792248_75ba2062ea1853504b02f712bc7de209.jpg
Lăng Bác, Cột cờ Hà Nội,... đều được tái hiện rõ nét, đặc trưng trên bích hoạ
img_0453.jpg
Bức tranh Văn Miếu Quốc Tử Giám - biểu tượng của sự hiếu học, tri thức văn hóa người Việt
z5238846632243_4bdd3a200156f46cb3c4e1e349c16e7f.jpg
Hay như bức tranh về Hồ Gươm – Hà Nội cũng được vẽ đặc sắc trên bích hoạ, cùng cây phượng vĩ đỏ đặc trưng
z5238846714402_040336d9c593c62083988e70570f009f.jpg

Những bức tranh bích hoạ xuất hiện đã góp phần cải thiện mỹ quan đô thị, khiến tuyến đường trở nên sáng, đẹp hơn. Đặc biệt, những bức tranh bích hoạ vẽ về Hà Nội xưa đều mang một vẻ đẹp yên bình, được điểm xuyết bởi sắc màu đầy tự nhiên. Các bức tranh về phong cảnh, con người và cả vẻ đẹp tâm hồn con người đều được mang lại gần gũi hơn, không chỉ trong lòng người dân Thủ đô mà còn trong lòng bạn bè quốc tế.... Đồng thời, khi thực hiện những bức bích hoạ ngay trên hành lang đê, vừa có thể nâng cao ý thức giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường của người dân, vừa góp phần tích cực trong thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

z5238846636263_7698ad67d1dcf0e0a1e242934897ed0a.jpg
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tái hiện Thủ đô "nghìn năm văn hiến" trong tranh bích hoạ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO