Những rào cản... trong sản xuất nông, lâm
Trước khi ban hành Nghị quyết chuyên đề ngành nông nghiệp. BCS tỉnh Điện Biên đã đánh giá lại khách quan, thực chất những thành tựu và những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp của giai đoạn trước, 2016 – 2020. Và những hạn chế, yếu kém của việc thực hiện Nghị quyết số 05/NQ/TU, ngày 23/5/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Nông dân Điện Biên trong niềm vui vụ mùa |
Xét về mặt tổng thể thì nông nghiệp Điện Biên giai đoạn 2016-2020 so với các tỉnh lân cận như: Sơn La, Yên Bái hiện nay đang phát triển còn chậm ở một số lĩnh vực thuộc nhóm sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi. Tất nhiên, trong đó có cả yếu tổ chủ quan và khách quan, dẫn đến một số chỉ tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ như: Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp; sản lượng chè búp tươi; diện tích và sản lượng cà phê nhân; tổng đàn gia súc đều chưa đạt.
Mặt khác, vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh còn chậm, quy mô nhỏ, phân tán nhỏ lẻ không tập trung, chất lượng hiệu quả chưa cao. Phương thức sản xuất của người dân còn thô sơ lạc hậu, chưa hình thành được vùng nguyên liệu tập trung hàng hóa. Việc thu hút các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp vào thực hiện sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp còn hạn chế. Rất ít dự án nông nghiệp đi vào hoạt động sản xuất một cách thức chất, hiệu quả. Việc áp dụng khoa học, kỹ thuật mới đưa vào trồng trọt, chăn nuôi còn hạn chế và chưa đồng độ; tâm lý người dân còn rụt rè. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp chưa thỏa đáng, chưa đúng mức và chưa đồng bộ. Đặc biệt là thủ tục hành chính đi kèm để người dân được thụ hưởng chính sách.
Ngoài ra, yếu tố khách quan thì phải kể đến sự biển đổi khí hậu bất thường như rét đậm, mưa kéo dài, hạn hán… làm gia tăng dịch bệnh ở cây trồng vật nuôi. Suất đầu tư vào nông nghiệp cao, ngồn vốn phân bổ cho lĩnh vực lâm nghiệp chậm và hạn chế. Việc liên kết giữa các nhà (nhà nước, nhà nông nhà doanh nghiệp…) còn lỏng lẻo. Thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh. Tất cả các yếu tố làm chậm lại sự phát triển và sự tham gia hưởng ứng của người dân Điện Biên.
Sau khi đánh giá tổng kết lại, tỉnh Điện Biên đã có được bức tranh tổng thể về ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên. Thực tế đó, đỏi hỏi Điện Biên phải xác định lại hướng đi cho ngành nông nghiệp. Chia sẻ với chúng tôi, người đứng đầu tỉnh Điện Biên, ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, cho biết: Trong nhiệm kỳ này chúng tôi xác định tập trung vào những sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, đặc biệt là Chương trình phát triển các sản phẩm OCCP; không làm dàn trải như hiện nay, sản phẩm nông nghiệp nào cũng có nhưng lại không đủ vùng nguyên liệu để đảm bảo cung ứng ra thị trường.
Trước mắt, yêu cầu ngành nông nghiệp rà soát lại những sản phẩm nông nghiệp hiện có của địa phương, đồng thời đánh giá phân tích lựa chọn ra những sản phẩm là thế mạnh của địa phương, song song với đó là đưa ra giải pháp tháo gỡ, kêu gọi thu hút doanh nghiệp, các hộ dân tham gia mở rộng liên kết, thành lập các HTX nông nghiệp, xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ hàng hóa từ các HTX nông nghiệp; từ khâu nuôi trồng cho đến khâu sản xuất tiêu thị. Đặc biệt, chú trọng việc mở rộng diện tích canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng xuất, chất lượng đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường.
Cánh đồng Mường Thanh rộng khoảng 140km2. Đây là vựa lúa Tây Bắc. |
Song để làm được thì Điện Biên cũng cần ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp, sự tham gia vào cuộc mạnh mẽ của các hộ dân xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp. Cùng với đó là mở rộng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, liên kết vùng để đẩy mạnh việc đưa hàng hóa nông sản ra thị trường.
Nhưng để làm được việc đó đỏi hỏi sự tham gia vào cuộc mạnh mẽ của các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương và đặc biệt là phía người dân.
Cần một cơ chế, chính sách đi kèm
Nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên trong nhiệm kỳ này phát triển ngành sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với cơ cấu lại sản xuất; thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; Đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Trong khâu tổ chức thực hiện, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên chú trọng vào 3 đề án: Phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ; đề án phát triển cây ăn quả trên đất dốc và đề án phát triển lâm nghiệp, gắn với trồng dược liệu dưới tán cây.
Đây là một trong những hướng đi mới của ngành nông nghiệp Điện Biên nhằm tập trung nguồn lực, trú trọng khâu tổ chức thực hiện nhằm hướng đến sản xuất lương thực, phát triển lâm nghiệp, dược liệu theo hướng nâng cao giá trị sản phẩn, chất lượng sản phẩm đáp ứng vùng nguyên liệu đảm bảo chuỗi cung ứng cho thị trường.
Ông Bùi Minh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Điện Biên, cho biết: Chúng tôi đã xây dựng đề án: (1) Đề án phát triển cây ăn quả trên đất dốc (2) Đề án chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ (3) Đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp. Đây là những đề án mà Sở cùng với các đơn vị chuyên môn, sau khi khảo sát, đánh giá phân tích các yếu tố đi kèm về điều kiện môi trường, khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán canh tác, chăn nuôi của người dân để xây dựng thành một “kịch bản hoàn hảo” nội dung này trình UBND tỉnh phê duyệt, lấy ý kiến các sở ngành, địa phương tham gia tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trước khi triển khai xuống các địa phương, đến tựng thôn bản, từng hộ gia đình. Riêng yếu tố thị trường, chúng tôi cũng không thể nói mạnh, song cơ bản là dựa vào nhu cầu trong và ngoài tỉnh và hướng tới xuất khẩu, chế biến sâu... Từ đó có những định hướng, hướng đi riêng cho từng lĩnh vực, từng sản phẩm. Mục tiêu cuối cùng làm sao đời sống của người dân được nâng lên, kinh tế nông nghiệp, nông thôn được khẳng định là vai trò tiên quyết, chủ đạo của địa phương giúp người dân xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế.
Mắc ca đã được trồng thử nghiệm thành công ở Điện Biên. Ảnh chụp: Cây mắc ca đến kỳ cho thu hoạch ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. |
Trước đó, tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND, ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh Điện Biên, về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thực hiện lại cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, đến nay chính sách đó cần phải thay đổi một số chính sách để phù hợp với địa phương, đặc biệt đối với chính sách Hỗ trợ liên kết sản xuất nông sản chất lượng cao (rau, hoa, củ, quả), an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường.
Ông Quản Bá Tới, Giám đốc HTX dịch vụ nông sản Thanh Yên, huyện Điện Biên, cho biết: Hiện nay, chính sách này đang bị vướng trong việc hỗ trợ phân bón cho sản xuất nông nghiệp, điều kiện đi kèm là của phương thức sản xuất vô cơ nhưng thực tế chúng tôi đang sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ. Vì vậy mà đối tượng chính sách này dường như chúng tôi không thể chạm đến.
Tựu chung lại, Đề cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh Điện Biên nhiệm kỳ 2020 – 2025 có nhiều đổi mới; chọn hướng đi tập trung là thế mạnh thuộc một số sản phẩm của địa phương đã thí điểm thành công ở một số mô hình, tại các xã phường. Không đầu tư dàn trải, ban hành một số chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp, HTX, người dân tham gia vào phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản. Trong đó, có chính sách cho doanh nghiệp thuê đất không mất tiền ít nhất là 5 – 7 năm đầu để xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất và một số hạng mục phụ trợ ngoài hàng rào như: điện, đường… và Quyết định 45 của UBND tỉnh Điện Biên hỗ trợ trực tiếp đối tượng sản xuất nông sản ở địa phương.
Bài 2: Nền tảng căn cơ của một đề án cần nhất là ở... chữ tâm và nghị lực