Tác nghiệp ngoài biển đảo Tổ quốc
(TN&MT) - Quần đảo Trường Sa và Nhà giàn, DK1 được mệnh danh là“vùng biển bão tố”. Thông thường một năm có từ 10-15 cơn bão, lốc xoáy đi qua đây hoặc hình thành ngay tại vùng biển này. Vì vậy, tác nghiệp ở Trường Sa, nhà giàn DK1 là dịp thử thách tay nghề của phóng viên.
25 năm trong nghề báo, tôi luôn chiêm nghiệm một điều, mỗi tác phẩm phải là một bức tranh sinh động của cuộc sống, đầy ắp hơi thở thực tiễn. Những nơi khó khăn gian khổ càng là điều kiện đểphóng viên có những bài viết càng hay, ảnh chụp càng độc đáo..
Trong nhiều địa danh tôi đã đặt chân, Trường Sa, nhà giàn DK1 là địa danh đặc biệt nhất. Nơi đây là mảnh đất thiêng liêng nhất của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió, là chủ quyền thiêng liêng bất si bất dịch của dân tộc Việt Nam. Mỗi lần có đoàn công tác ra Trường Sa, Phóng viên báo đài bao giờ cũng được ưu tiên xuống chuyến xuồng đầu tiên để tác nghiệp.
Quần đảo Trường Sa có 21 đảo, điểm đảo/ 33 điểm đóng quân. Mỗi đảo nhỏ nằm ở vị trí phòng thủ đặc biệt khác nhau và gắn với lịch sử chiến đấu, giải phóng, xây dựng và trưởng thành. Bởi vậy,chọn được góc đảo đẹp để bấm máy, phỏng vấn nhân vật nào? thì phóng viên đã có “kế hoạch” trong đầu từ trước.
25 năm làm báo, tuy chưa gọi là “gạo cội” nhưng cũng có ít nhiều về chuyện tác nghiệp ở nơi khó khăn gian khổ. Ngoài những góc chụp “độc đáo” phải chụp cho được “Toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh”. Đặc biệt phải “chớp hành động” của nhân vật.
Tác nghiệp ở Trường Sa là “Tác nghiệp đặc biệt” với những lính đảo đặc biệt. Bởi thế, mỗi phóng viên phải “chụp, viết cho bằng được” những tác phẩm báo chí sinh động mang đậm hơi thở và sức sống Trường Sa. Phải truyền đi thông điệp rằng, Trường Sa, DK1 là chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Ở nơi xa xôi ấy, có những người con mang trong tim và giành trọn tình yêu cho biển đảo quê hương Việt Nam.