Theo đó, Sở Giao thông vận tải đề nghị UBND các huyện tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật giao thông đường thủy nội địa, tập trung vào các nội dung về điều kiện hoạt động của phương tiện thủy nội địa; quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách qua sông.
Tổ chức ký cam kết đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết và mùa lễ hội Xuân với tổ chức, cá nhân hoạt động vận tải khách qua sông.
Chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra hoạt động của phương tiện thô sơ, phương tiện động cơ có công suất nhỏ, phương tiện vận tải hành khách, vận tải khách ngang sông trên lòng hồ thủy điện. Cương quyết đình chỉ các bến khách ngang sông hoạt động trái phép, các phương tiện không trang bị đầy đủ dụng cụ cứu sinh, không đảm bảo điều kiện an toàn hoạt động, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc có nhưng không phù hợp.
Các đơn vị quản lý cảng, bến phà, bến thủy nội địa đảm bảo và duy trì tình trạng an toàn của phà và các phương tiện thủy nội địa khác. Trang bị đầy đủ công cụ, dụng cụ đảm bảo an toàn vượt sông như phao cứu hộ, áo phao, hộp dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân. Chấp hành nghiêm các các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua sông.
Không để phương tiện thủy nội địa ra, vào cảng, bến thủy nội địa khi phương tiện không đủ các điều kiện, không đảm bảo an toàn, chở quá tải trọng, chiều cao cho phép.
Thông báo công khai, rộng rãi số điện thoại đường dây nóng an toàn giao thông đường thủy nội địa của Sở Giao thông vận tải Sơn La: 02123.855.657. Cục đường thủy nội địa Việt Nam: 0243.8.451.888; số điện thoại nhận tin nhắn: 0942.107.474 tại các cảng, bến phà, bến thủy nội địa để kịp thời nhận phản hồi của người dân về công tác đảm bảo an toàn đường thủy nội địa.