Sóc Trăng: Tìm giải pháp đảm bảo nguồn nước sản xuất

11/03/2016 00:00

(TN&MT) - Sóc Trăng là một trong những địa phương ở khu vực ĐBSCL bị thiệt hại nặng do hạn hán, xâm nhập mặn bất thường xảy ra từ cuối năm 2015 đến nay.

 

(TN&MT) - Sóc Trăng là một trong những địa phương ở khu vực ĐBSCL bị thiệt hại nặng do hạn hán, xâm nhập mặn bất thường xảy ra từ cuối năm 2015 đến nay. Để ứng phó với tình trạng này, đặc biệt là những tháng 3 và tháng 4, cao điểm của mùa khô năm 2016, tỉnh Sóc Trăng đã đề ra nhiều giải pháp ứng phó…

Qua kết quả quan trắc của các cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng vào đầu tháng 3/2016 cho thấy, độ mặn đo được ở một số điểm cao hơn nhiều lần so với cùng kỳ năm 2015. Cụ thể, tại điểm đo Trần Đề, độ mặn đo được là 27,3 g/l, cao hơn 6,5 g/l so với cùng kỳ năm 2015; tại điểm đo Long Phú là 20,4 g/l, độ mặn cao hơn 7,7 g/l so với cùng kỳ năm 2015; độ mặn tại điểm đo Đại Ngãi là  13,7 g/l, cao hơn so với cùng kỳ năm 2015 5,7 g/l…Do ảnh hưởng từ hạn hán, xâm nhập mặn, tính đến đầu tháng 3/2016 tỉnh Sóc Trăng đã có trên 13.564ha lúa bị thiệt hại và có khả năng bị ảnh hưởng, trong đó hơn 4.695 ha thiệt hại trên 70%, trên 3.822ha thiệt hại từ 30 đến 70%....

Ông Hà Tấn Việt, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng thông tin, vừa qua UBND tỉnh Sóc Trăng đã bố trí nguồn vốn sự nghiệp thủy lợi năm 2016, với tổng số tiền gần 76,9 tỉ đồng để hỗ trợ cho các địa phương thực hiện nạo vét, sửa chữa các công trình bức xúc nhằm chống hạn hán, xâm nhập mặn, đồng thời Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc phối hợp với đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi tiến hành rà soát các kênh trục bị bồi lắng, các cống ngăn mặn bị hư hỏng để có kế hoạch nạo vét, sửa chữa.

Theo dự báo từ cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng, trong tháng 3/2016 mặn sẽ xâm nhập vào sông Maspero, nên việc lấy nước phuc vụ sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn
Theo dự báo từ cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng, trong tháng 3/2016 mặn sẽ xâm nhập vào sông Maspero, nên việc lấy nước phuc vụ sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn

Bên cạnh đó, để bảo vệ cho diện tích lúa chưa thu hoạch, ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn, nhất là thời điểm tháng 3 và tháng 4/2016- đỉnh điểm của mùa khô, tỉnh Sóc Trăng đã đề ra các giải pháp vận hành công trình thủy lợi ngăn mặn, trữ ngọt đối với các vùng dự án có khả năng bị ảnh hưởng vì thiếu nước, xâm nhập mặn vào cuối vụ Đông Xuân và Hè Thu. Cụ thể, đối với vùng huyện Long Phú, với diện tích lúa khoảng 30.900ha, giới hạn bởi các sông Mỹ Thanh- Bảy Sào, sông Hậu và Biển Đông, đây là vùng kín, có công trình ngăn mặn đảm bảo, nhưng không có nguồn tiếp nước ngọt trong mùa khô. Do vậy, giải pháp trong tháng 3/2016 khi độ mặn trên các sông, kênh tạo nguồn trên 2,0 g/l thì đóng cống ngăn mặn, giữ ngọt, đồng thời theo dõi khi độ mặn xuống dưới 2,0g/l tranh thủ lấy nước vào dự án và giữ lại.

Đối với vùng giáp ranh với Quản lộ Phụng Hiệp, diện tích lúa khoảng 51.000ha được giới hạn bởi kênh Quản lộ Phụng Hiệp, sông Nhu Gia, kênh Tân Lập giáp ranh với tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu. Vùng này, khu vực TX. Ngã Năm chịu ảnh hưởng mặn từ phía Bạc Liêu do nhu cầu sử dụng nước và mục tiêu sản xuất ở đây trái ngược nhau, vì thế các ngành chức năng cần phải thường xuyên theo dõi diễn biến nguồn nước, chất lượng nước để kịp thời vận hành hệ thống công trình ngăn mặn, thông báo kịp thời để người dân bơm nước trữ ngọt, củng cố bờ bao, đập thời vụ trữ nước… Đối với khu vực huyện Kế Sách, với diện tích lúa khoảng 30.000ha, giải pháp là gia cố, tận dụng bờ bao, đập thời vụ, cống nội đồng để ngăn mặn, khuyến cáo người dân thường xuyên kiểm tra nguồn nước trước khi bơm tưới và trữ trên ruộng. Đối với vùng Ba Rinh- Tà Liêm, diện tích lúa trên 28.000ha, vùng này có công trình ngăn mặn tương đối hoàn chỉnh, có nguồn tiếp ngọt ổn định, tuy nhiên những tháng mùa khô, mặn xâm nhập theo sông Maspero, kênh Sóc Trăng- Phụng Hiệp, nên lấy nước ngọt rất khó khăn…giải pháp được đưa ra khi mặn trước cống trên 1 g/l thì đóng cống ngăn mặn, giữ ngọt…

Nhiều diện tích lúa chết vì tình trạng xâm nhập mặn
Nhiều diện tích lúa chết vì tình trạng xâm nhập mặn

Song song với sự chủ động của địa phương trong việc đưa ra các phương án ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016 và các năm tiếp theo, thì tỉnh Sóc Trăng cũng kiến nghị với các Bộ, ngành “sớm đầu tư các doanh mục công trình đã được Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch thủy lợi vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Sóc Trăng như Âu thuyền Ninh Quới trên kênh Quản lộ Phụng Hiệp và 7 cống dọc theo sông Hậu thuộc dự án huyện Kế Sách; cho phép tỉnh sử dụng quỹ đất từ 3- 5% để đào ao trữ nước phục vụ sản xuất;…”- Ông Hà Tấn Việt, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng kiến nghị.

Bài & ảnh: Lê Hùng

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sóc Trăng: Tìm giải pháp đảm bảo nguồn nước sản xuất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO