Sở TN&MT TP.HCM: 15 năm xây dựng và phát triển

12/07/2018 09:16

(TN&MT) - Ngày 14/7/2018, Sở TN&MT TP.HCM sẽ tổ chức Lễ kỉ niệm 15 năm thành lập. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu một cột mốc phát triển của ngành Tài nguyên và Môi trường Thành phố, gắn liền với  quá trình phát triển kinh tế - xã hội của “đầu tàu” kinh tế của cả nước.

SO1
Ban chấp hành Đảng bộ Sở TN&MT TP.HCM

Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ mạnh

Sở TN&MT được thành lập theo Quyết định số 121/2003/QĐ-UBND ngày 18/7/2003 của UBND TP.HCM trên cơ sở bộ máy tổ chức thuộc lĩnh vực địa chính của Sở Địa chính – Nhà đất và tiếp nhận các tổ chức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp, Sở Khoa học – Công nghệ và Môi trường (nay là Sở Khoa học và Công nghệ), Sở Giao thông Công chánh (nay là Sở Giao thông - Vận tải).  Song song đó,  Phòng TN&MT  cấp quận, huyện lần lượt được thành lập nhằm tạo thành hệ thống cơ quan quản lý về tài nguyên môi trường trên địa bàn Thành phố.

Sở TN&MT Thành phố là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp UBND TP.HCM  quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở TN&MT.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM  cho biết: Khi mới đi vào hoạt động, Sở TN&MT phải đối mặt với  những khó khăn ban đầu về cơ sở vật chất, nhân sự, hệ thống văn bản pháp luật của ngành còn nhiều bất cập; công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, môi trường hết sức khó khăn, phức tạp trong điều kiện tốc độ đô thị hoá, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của một đô thị lớn nhất nước, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của tập thể công chức, viên chức và người lao động của Sở TN&MT trong 15 năm qua.

Vì vậy, trong suốt quá trình phát triển, Ban lãnh đạo Sở TN&MT qua các thời kỳ luôn xác định yếu tố con người, chất lượng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ cần phải được ưu tiên hàng đầu, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ đủ mạnh. Theo đó,  bộ máy của Sở TN&MT  liên tục được củng cố, kiện toàn, chức năng, nhiệm vụ ngày càng lớn và khẳng định được vai trò của một Sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, giúp UBND Thành phố quản lý thống nhất về tài nguyên và môi trường. Đội ngũ công chức, viên chức không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn. Ban đầu, từ 15 phòng, ban, đơn vị đến nay, Sở TN&MT đã phát triển thành 21 phòng, ban, đơn vị trực thuộc với tổng số 1.918 công chức, viên chức và người lao động. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 04 tiến sĩ, 138 thạc sĩ, 1.300 đại học.

Ngoài ra, xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ xuyên suốt, trong 15 năm qua, Sở TN&MT đã không ngừng nỗ lực thực hiện với mong muốn tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

SO2
Công tác quản lý đất đai  ngày càng tiến bộ, đất đai đã được đưa vào sử dụng hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu phát triển của TP.HCM

Hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn

Từ khi thành lập, Sở TN&MT TP.HCM luôn  làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kịp thời triển khai các chủ trương, chính sách pháp luật mới đến các tầng lớp nhân dân. Kịp thời xây dựng, trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của mình về các lĩnh vực đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường... để triển khai thực hiện trên địa bàn, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Các văn bản được ban hành đă kịp thời cụ thể hóa các quy định của Trung ương, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc chấp hành pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn thành phố.

Riêng trong lĩnh vực đất đai, để triển khai Luật Đất đai năm 2003, Sở TN&MT  đã tham mưu cho UBND TP.HCM  ban hành hơn 100 văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hoá và triển khai thi hành Luật Đất đai, gồm có 11 Nghị quyết, 10 Chỉ thị và 95 Quyết định (điều chỉnh đầy đủ 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai). Luật Đất đai năm 2013, Sở TN&MT  đã chủ trì hoặc phối hợp tham mưu trình UBND Thành phố ban hành các văn bản triển khai, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn Thành phố với tổng cộng 33 văn bản, hiện nay vẫn tiếp tục thực hiện công tác này.

Trên cơ sở đó, công tác quản lý đất đai ngày càng tiến bộ, đất đai đã được đưa vào sử dụng hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu phát triển, thông qua việc phân bổ quỹ đất hợp lý. Việc cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp yên tâm đầu tư trên đất, phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xă. Cơ sở dữ liệu địa chính ngày càng hoàn thiện đã phục vụ tích cực cho mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lư đất đai. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từng bước đi vào nền nếp, giải quyết kịp thời giúp các dự án đầy nhanh tiến độ, người sử dụng bị thu hồi sớm nhận được tiền bồi thường, tái định cư để ổn định đời sống. Đất đai ngày càng thực sự trở thành nguồn lực tài chính quan trọng của thành phố để đầu tư phát triển.

Các loại tài nguyên nước, khoáng sản được quản lý ngày càng chặt chẽ. Các loại khoáng sản được đưa vào khai thác, sử dụng hợp lý đi đôi với công tác bảo vệ chặt chẽ các khu vực cấm khai thác, góp phần tích cực vào phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông của thành phố cũng như cả khu vực. Tài nguyên nước đã được quy hoạch, việc cấp phép khai thác, sử dụng thực hiện chặt chẽ, qua đó, kiểm soát được lưu lượng nước khai thác cũng việc xả nước thải vào nguồn nước, tiết kiệm được nguồn tài nguyên quư giá này.

TP.HCM bước đầu đưa công tác quản lý khí tượng thủy văn của Thành phố vào khuôn khổ, đã chủ động xây dựng và ban hành quy định quản lý họat động khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố. TP.HCM cũng là địa phương đi đầu trong cả nước trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là hoạt động hợp tác quốc tế, tranh thủ kinh nghiệm, tài chính của các quốc gia phát triển.

SO3
Lễ ký kết chung tay bảo vệ môi trường giữa các quận huyện tại Ngày hội sống xanh TP.HCM năm 2018

Trong công tác bảo vệ môi trường, từ khi thành lập đến nay, Sở TN&MT đã tham mưu cho Thành ủy, HĐND, UBND TP.HCM  ban hành và thực hiện 4  chương trình bảo vệ môi trường lớn: Chương trình hành động số 02-CTr/TU ngày 03/01/2006 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011- 2016; Chương trình hành động số 34-CTrHĐ/TU ngày 27/11/2013 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Chương trình giảm ô nhiễm giai đoạn 2016 - 2020…

Nhờ vậy, tình  hình ô nhiễm đã đươc kiểm soát và cải thiện từng bước; Thành phố đã  bước đầu xă hội hóa công tác thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải sinh hoạt; các biện pháp kinh tế, kỹ thuật bảo vệ môi trường đã  được tập trung nghiên cứu, triển khai; hợp tác với khu vực và quốc tế về bảo vệ môi trường tiếp tục được tăng cường.

Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đă đạt được những kết quả quan trọng. Qua đó, kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lư nghiêm các vi phạm pháp luật; góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Đánh giá những kết quả đạt được trong 15 năm qua của ngành TN&MT TP.HCM, Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Toàn Thắng cho biết: Những kết quả trên đã góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển thành phố. Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM có dấu ấn đậm nét của ngành Tài nguyên và Môi trường.

Đồng thời,  theo ông  Nguyễn Toàn Thắng, có được kết quả như trên, ngoài sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ngành Tài nguyên và Môi trường từ cấp Thành phố đến phường, xã thị trấn, còn có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, UBND Thành phố; sự hỗ trợ, phối hợp của các Sở, ban, ngành, UBND quận huyện; sự chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ TN&MT.

Chia sẻ về định hướng quản lý ngành trong thời gian tới, ông Nguyễn Toàn Thắng cho rằng: TP.HCM là địa phương có tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số đă và đang tạo ra nhiều áp lực lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng ngày càng gia tăng; các nguy cơ về ô nhiễm, suy thoái môi trường ngày càng cao. Do đó, cần nhất quán quan điểm về khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; giảm thiểu các nguy cơ ô nhiễm môi trường luôn phải được xác định là điều kiện quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của Thành phố.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sở TN&MT TP.HCM: 15 năm xây dựng và phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO