Ngành TN&MT

Sở TN&MT Thanh Hóa: Sử dụng tài nguyên khoáng sản hiệu quả và có trách nhiệm

Thu Thủy (thực hiện) 25/01/2024 10:03

(TN&MT) - Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những năm qua đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Việc cấp phép khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường đáp ứng kịp thời phục vụ thi công các công trình, dự án quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Hoành - Phó Giám đốc Sở TN&MT Thanh Hóa.

11.jpg
Ông Phạm Văn Hoành - Phó Giám đốc Sở TN&MT Thanh Hóa

PV: Để đáp ứng nhu cầu VLXD, tỉnh Thanh Hóa đã quản lý hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản hiệu quả như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Văn Hoành: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có 41 giấy phép khai thác khoáng sản đất san lấp do UBND tỉnh đã cấp phép còn hiệu lực, với tổng trữ lượng được khai thác khoảng 33 triệu m3; công suất khai thác khoảng 3 triệu m3/năm. 30 mỏ cát còn hạn với tổng công suất: 701.283m3/năm; tổng trữ lượng được cấp 7.628.327m3. Số mỏ đá còn hạn 221 mỏ, với công suất 8.005.882m3/năm; tổng trữ lượng cấp phép 168.288.806m3.

Ngay đầu năm 2023, Sở TN&MT đã trình UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt phương án đấu giá đối với 84 mỏ. Đến nay, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án đối với 50 mỏ. Sở đã tổ chức đấu giá thành công 6 đợt với tổng số mỏ là 46 mỏ. Trong đó có 20 mỏ đất với tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 42 triệu m3. Các đơn vị đang hoàn thiện hồ sơ để được cấp phép theo quy định.

Tuy nhiên, trong năm, vẫn còn tình trạng thiếu mỏ khoáng sản làm vật liệu thông thường, phục vụ công tác san lấp các công trình hạ tầng của tỉnh. Nguyên nhân được cho là hiện nay, các mỏ đất còn hạn là 41 mỏ, tổng công suất khai khoảng 3 triệu m3/năm, không đáp ứng nhu cầu về vật liệu san lấp các công trình hạ tầng của tỉnh. Năm 2023, UBND tỉnh đã đấu giá thành công và có Quyết định công nhận kết quả đối với đất san lấp 20 mỏ với trữ lượng và tài nguyên dự báo 42.387.094m3; đá xây dựng 15 mỏ, trữ lượng 32.256.546m3; cát xây dựng 1 mỏ, trữ lượng và tài nguyên dự báo 60.000m3. Tuy nhiên các mỏ đấu giá xong còn phải hoàn thiện hồ sơ thăm dò, chấp thuận chủ trương, thuê đất, chuyển đổi rừng... nên đến nay, chưa có mỏ nào trúng đấu giá trong năm 2023 được cấp phép khai thác.

Công suất khai thác các mỏ được cấp nhỏ, không đáp ứng nhu cầu trong khi các mỏ mới đấu giá xong chưa được cấp phép khai thác do trình tự, thủ tục cấp phép theo quy định mất nhiều thời gian dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung vật liệu san lấp.

Mặt khác, khi lập dự án, đầu tư xây dựng các công trình, các chủ đầu tư không khảo sát kỹ để đánh giá nhu cầu, chất lượng đất, trữ lượng mỏ, công suất khai thác của từng mỏ nên đã xảy ra tình trạng nhiều công trình dự án dự kiến lấy vật liệu tại một mỏ có cự ly gần nhất. Do đó, khi thực hiện đồng thời các dự án thì 1 mỏ không thể đáp ứng được dẫn đến thiếu vật liệu, các chủ đầu tự dự án không chịu thực hiện điều chỉnh dự án do nếu lấy đất tại mỏ khác (mỏ có cự ly xa dự án hơn so với mỏ dự kiến trước đó) sẽ phải điều chỉnh tăng chi phí.

11b.jpg
Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa những năm qua đã đem lại hiệu quả kinh tế

PV: Nhằm sử dụng dụng khoáng sản hiệu quả và siết chặt, chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản làm VLXD, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai những giải pháp gì, thưa ông?

Ông Phạm Văn Hoành: Thực hiện theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 7424/UBND-CN ngày 26/5/2022 về̀ viïạ̊c tiïëp tuåc tùng cûúầng cöng taác quan lý nhà nước đối vớ́i caác hoaåt àöång thùm doâ, khai thaác, chïë biïën, sû dụng và̀ xuêët khêíu khoaáng san, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những chuyển biến rõ nét, tích cực. Hầu hết các khu vực khai thác khoáng sản đều đã được quy hoạch hoặc đang rà soát, bổ sung điều chỉnh các quy hoạch, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác cấp phép hoạt động khoáng sản được thực hiện theo quy định.

Cùng với đó, Sở thường xuyên kiểm tra ngăn chặn và chấn chỉnh kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là hoạt động kinh doanh, lập bến bãi tập kết cát, sỏi lòng sông, việc lắp đặt trạm cân, camera tại các mỏ. Tổ chức kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản đối với 26 đơn vị trên địa bàn tỉnh; kiểm tra công tác lắp trạm cân tại các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh; thực hiện 27 cuộc kiểm tra đột xuất, 4 thông tin phản ánh của báo, đài, người dân về tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Qua những đợt thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện và xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động khai thác, vận chuyển và kinh doanh khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh.

Năm 2023, Sở TN&MT cũng đã thẩm định, trình UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định cấp 11 giấy phép thăm dò, cấp điều chỉnh giấy phép, nâng công suất khai thác 12 mỏ khoáng sản; phê duyệt trữ lượng 09 mỏ; thu hồi, đóng cửa 36 mỏ; đã tham mưu tổ chức đấu giá đối với 36 mỏ khoáng sản (05 đợt), cụ thể: Đấu giá thành công và đã có Quyết định công nhận kết quả: Đất san lấp 20 mỏ: Đá xây dựng 15 mỏ, cát xây dựng 01 mỏ. Tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 54 mỏ, số tiền phải nộp năm 2023 là 41 tỷ đồng. Do vậy, trong năm 2023, nguồn thu từ hoạt động khoáng sản cũng đã đóng góp lớn vào ngân sách tỉnh.

PV: Để đáp ứng nhu cầu VLXD phục vụ các công trình trọng điểm trong tỉnh, thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ thực hiện công tác quản lý khoáng sản như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Văn Hoành: Để đáp ứng kịp thời về nguồn cung vật liệu san lấp năm 2024 và các năm tiếp theo, Sở TN&MT sẽ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trúng đấu giá đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ và đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, chấp thuận các dự án đã trúng đấu giá, đồng thời chỉ đạo các ngành, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thẩm định, rút ngắn các thủ tục hành chính để sớm cấp phép khai thác, đưa các mỏ sớm vào hoạt động.

Trong năm 2024 sẽ tổ chức đấu giá từ 30 - 40 mỏ khoáng sản với trữ lượng khoảng 50 triệu m3 đất san lấp, 20 triệu m3 đá (một phần trữ lượng để sản xuất cát nghiền), 2 triệu m3 cát; đẩy nhanh đấu giá để cấp phép khai thác, vừa để công khai, minh bạch, tăng thu ngân sách nhà nước, tránh tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu, hạn chế tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

Bên cạnh đó, để sử dụng khoáng sản một cách hiệu quả, đúng mục đích cần giao trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu địa phương. Hiện nay thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở TN&MT đang tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu và cơ chế giám sát quyền lực của người đứng đầu trong từng khâu, từng công việc trong việc bảo vệ khoáng sản. Vì như đã nói ở trên, việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác là trách nhiệm là của chính quyền địa phương.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sở TN&MT Thanh Hóa: Sử dụng tài nguyên khoáng sản hiệu quả và có trách nhiệm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO