Mọi người đeo khẩu trang khi đang đợi tàu tại ga tàu điện ngầm ở Thượng Hải, Trung Quốc vào ngày 28/1/2020. Ảnh: REUTERS / Aly Song |
Trong kỳ nghỉ lễ hội mùa xuân, Mohamed Jiahd Mohamed Moustafa, 23 tuổi đã thông báo tình trạng sức khỏe của mình với mẹ của cậu ấy ở Ai Cập mỗi ngày.
"Mẹ đừng lo lắng, con khỏe!" Moustafa, một sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Truyền thông Trung Quốc ở Bắc Kinh, Trung Quốc nói với mẹ mình qua cuộc gọi video WeChat.
Đối với lễ hội mùa xuân này, Moustafa quyết định ở lại Trung Quốc mặc dù gai đình của em đã gọi điện cho em rất nhiều lần bởi họ lo lắng về sự bùng phát của virus corona.
"Gia đình tôi đã xem tin tức về virus corona mỗi ngày và họ rất lo lắng. Nhưng tôi đã nói với họ rằng sẽ không có gì xảy ra với tôi, và ngay cả khi điều đó xảy ra, mọi người ở đây chắc chắn sẽ giúp tôi” – Moustafa chia sẻ.
Sự tự tin của sinh viên này là hợp lý. Sau khi dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus corona bùng phát, trường đại học của em lập tức liên lạc với Moustafa và các giáo viên liên lạc với từng sinh viên quốc tế qua WeChat yêu cầu họ gọi bất kể khi nào họ cảm thấy không khỏe. Đồng thời, nhà trường cũng cập nhật cho sinh viên những thông báo mới nhất để họ có thể theo dõi tình hình và các biện pháp phòng ngừa mới nhất.
Moustafa sống trong một căn hộ ở quận Triều Dương của Bắc Kinh và căn hộ của em được khử trùng mỗi ngày. "Đó là một biện pháp rất khoa học và chu đáo", em chia sẻ và cho rằng sự giám sát chặt chẽ đối với việc đeo khẩu trang mang lại cho em cảm giác an toàn hơn khi em đi siêu thị mua đồ vào cuối tuần qua.
Gia đình sinh viên này đã được trấn an bởi tin tức về việc các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang ca ngợi phản ứng của Trung Quốc đối với dịch bệnh.
Trước đó, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết Trung Quốc xứng đáng với đánh giá và sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế vì đã thực hiện các biện pháp rất quan trọng để ngăn chặn sự bùng phát của virus corona mới và ngăn chặn lây lan ra nước ngoài. Ông cũng ca ngợi Trung Quốc vì sự đoàn kết và hợp tác với WHO và các nước khác.
"Tôi đã nói chuyện với gia đình tôi rằng Trung Quốc xây dựng một bệnh viện ở Vũ Hán trong khoảng 10 ngày để điều trị cho các bệnh nhân đã được xác nhận. Họ rất ngạc nhiên vì thông thường sẽ mất nhiều năm để xây dựng một bệnh viện ở đất nước Ethiopia của tôi", người đứng đầu WHO cho biết.
Muhammad Salman Azhar, một sinh viên người Pakistan tốt nghiệp Trường Y khoa Xiangya thuộc Đại học Trung Nam đã ký một cam kết tự nguyện hỗ trợ Vũ Hán bất cứ lúc nào.
"Tôi đang học ngành y ở Trung Quốc và muốn cố gắng hết sức để giúp Trung Quốc", Muhammad Salman Azhar nói. Sinh viên này chia sẻ bố mẹ em ở Pakistan rất lo lắng cho sức khỏe của em, nhưng em đã giải thích với bố mẹ về tiến triển mới nhất của dịch bệnh và một loạt các biện pháp được chính phủ Trung Quốc thực hiện.
Mặc dù không đến Vũ Hán để giúp đỡ như mong muốn nhưng Muhammad Salman Azhar đã cố gắng góp phần vào công cuộc phòng chống corona bằng cách khuyên và hướng dẫn bạn bè đeo mặt nạ và rửa tay đúng cách.
"Tôi ngạc nhiên khi Trung Quốc có thể nhanh chóng huy động nhân viên y tế và phân bổ thiết bị chuyên nghiệp cho các thành phố có tình hình nghiêm trọng. Trung Quốc đã thực hiện rất nhiều biện pháp như trì hoãn công việc và trường học. Tôi tin rằng Trung Quốc chắc chắn có thể đẩy lùi dịch bệnh lần này” - Muhammad Salman Azhar nhấn mạnh.