Siết chặt thanh kiểm tra vi phạm môi trường

15/07/2014 00:00

TN&MT) - Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng, một mặt giúp doanh nghiệp kịp thời chấn chỉnh sản xuất...

(TN&MT) - Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng, một mặt giúp doanh nghiệp kịp thời chấn chỉnh sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghiêm Luật BVMT, đồng thời, giúp cơ quan quản lý môi trường địa phương nắm rõ diễn biến môi trường, từ đó, tìm ra biện pháp khắc phục.
   
762 t chc, cá nhân b “s gáy”
   
  Bộ TN&MT luôn xác định công tác, thanh kiểm tra về tài nguyên và môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Trong đó, Bộ chỉ đạo phải đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về BVMT, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nhằm buộc các doanh nghiệp phải thay đổi thái độ trách nhiệm và hành vi đối với công tác BVMT.
   
Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực thi pháp luật về BVMT
    
   
  Báo cáo kết quả thanh, kiểm tra 6 tháng năm 2014 của Bộ TN&MT cho thấy, ở lĩnh vực môi trường, toàn ngành đã tiến hành 277 cuộc thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 762 tổ chức, cá nhân. Trong đó, Tổng cục Môi trường đã tiến hành 3 cuộc thanh tra công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Cần Thơ. Các Sở TN&MT đã tiến hành 247 cuộc đối với 750 tổ chức, cá nhân, 256 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật BVMT của cơ sở sản xuất kinh doanh, 18 cuộc về môi trường tại các khu, cụm công nghiệp…
   
  Nhận định chung của lực lượng thanh tra, lợi dụng chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư của Nhà nước, thời gian qua, một số nhà đầu tư đã xây dựng các dự án sản xuất, kinh doanh, nhưng không chú trọng đến công tác BVMT, không xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải, nhất là các nhà máy, cơ sở sản xuất trong các KCN, CCN, khu chế xuất. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, nhưng vẫn cố tình vi phạm, lén lút xả thải ra môi trường bằng những thủ đoạn rất tinh vi như: Xây dựng hệ thống ngầm, được ngụy trang bằng hệ thống đạt tiêu chuẩn, rất khó phát hiện hay thực hiện không đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được phê duyệt...
   
  Kết quả 6 tháng là một minh chứng, với 762 tổ chức, cá nhân được thanh tra lần này, các đoàn kiểm tra đã phát hiện 45,28% số tổ chức cá nhân được thanh tra có vi phạm về môi trường chủ yếu tập trung vào các hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung báo cáo ĐTM được phê duyệt và cam kết BVMT đã được xác nhận (chiếm 34,03%); không có ĐTM hoặc bản cam kết BVMT (chiếm 12,99%); xả chất thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra ngoài môi trường (chiếm 12,47%); thực hiện không đầy đủ chế độ báo cáo (chiếm 18,18%)... Từ những vi phạm trên, lực lượng thanh tra đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 412 tổ chức, cá nhân với số tiền là 39 tỷ 800 triệu đồng.
   
B sung thêm các đi tượng được thanh tra
   
  Kết quả thanh tra, kiểm tra từ nhiều năm nay của Bộ TN&MT cho thấy, đây không phải là những hành vi mới phát sinh trong thời gian vừa qua, nó đang diễn ra và được che đậy dưới nhiều hình thức tinh vi. Và tất nhiên, để phát hiện được hành vi vi phạm một cách tinh vi của doanh nghiệp, không phải là kết quả của một hoặc hai đợt kiểm tra, thanh tra mà là sự tổng hợp của cả một quá trình: Từ những thông tin dấu hiệu nghi vấn đầu tiên được phát hiện, đến việc theo dõi, giám sát và cuối cùng là bắt quả tang.
   
  Theo tính toán, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh lãi được 10 đồng nhưng không quan tâm vấn đề BVMT, thì sau đó chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường phải tiêu tốn gấp 10 lần hiệu quả kinh tế thu được. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận nên muốn doanh nghiệp có ý thức hơn về BVMT, điều cần thiết là phải làm sao để doanh nghiệp nhận thấy rằng nếu thực hiện các biện pháp BVMT, bản thân doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi.
   
  Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Việt Nam phải cần khoảng 1.107.657 tỷ đồng để bảo vệ môi trường. Trong đó, việc xử lý nước thải công nghiệp cần tới 276.814 tỷ đồng. Mục tiêu là đến năm 2020, Việt Nam sẽ cơ bản kiểm soát được trên 90% nguồn thải ô nhiễm phát sinh từ các KCN và trên 30% nguồn thải ô nhiễm phát sinh từ các cụm công nghiệp. Để kiểm soát được nguồn nước thải ô nhiễm phát sinh từ các KCN, Bộ đã tiến hành thanh tra chuyên đề diện rộng về việc chấp hành các qui định của pháp luật về đất đai, môi trường, tài nguyên nước đối với các KCN trên toàn quốc.
   
  Đáng chú ý, ở lĩnh vực bảo vệ môi trường, theo kế hoạch 6 tháng cuối năm 2014, sẽ bổ sung đối tượng vào lồng ghép đối với nội dung thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học đối với các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển vào các nội dung thanh tra về BVMT, thời gian thực hiện trong Quý III, IV. Cùng với đó, bổ sung nội dung kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác chế biến titan tại các tỉnh ven biển miền Trung và duyên hải Nam Trung Bộ và Quý III - IV
   
Phương Anh
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Siết chặt thanh kiểm tra vi phạm môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO