Sẽ kiểm soát chặt chất thải hạt nhân

20/04/2015 00:00

“Chất thải phóng xạ là một vấn đề đang được quan tâm, nó sẽ không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh nếu được kiểm soát đầy đủ. Chất thải này được đóng vào các thùng chứa chuyên dụng để lưu giữ hoặc đưa đi xử lý”, ông Lê Doãn Phác, nguyên Phó Cục trưởng Cục Năng lượng Nguyên tử khẳng định trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Ông Lê Doãn Phác nguyên Phó Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử Việt Nam
Ông Lê Doãn Phác nguyên Phó Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Theo quy trình thế giới

Hiện nay, xử lý chất thải hạt nhân đang “nóng” trong phát triển ĐHN. Theo tính toán, trung bình 1 tổ máy của nhà máy ĐHN 1.000 MW hàng năm thải ra 30 - 50 m3 chất thải phóng xạ hoạt độ thấp hoặc đã được xử lý và khoảng 30 tấn nhiên liệu đã cháy.Theo quy trình thế giới

Ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân - cho biết: Chất thải phóng xạ chia thành 2 loại gồm: chất thải có hoạt độ cao và chất thải có hoạt độ trung bình hoặc thấp. Chất thải phóng xạ có hoạt độ thấp và trung bình, được sinh ra trong quá trình hoạt động nhà máy, ít nguy hiểm, dễ bảo quản. Người ta sẽ đóng hoặc nén chúng đưa vào các thùng chuyên dụng và xây các kho chứa dưới lòng đất để chôn. Trong thiết kế ĐHN lâu dài của Việt Nam, cũng theo các quy trình xử lý như vậy.

Điều mà mọi người lo lắng và quan tâm nhất là chất thải có hoạt độ cao chứa nhiều sản phẩm phân hạch và nuclide siêu uran có hoạt độ phóng xạ cao và chu kỳ bán hủy dài. Các chất phóng xạ này chiếm khoảng 3% khối lượng nhiên liệu đã cháy. Trong trường hợp không thể tái chế, thông lệ thế giới đang làm là cất giữ toàn bộ nhiên liệu này. Có thể trong tương lai sẽ có những bãi cất giữ quốc tế cho các chất thải phóng xạ (thời gian cất giữ quản lý có thể lên đến hàng chục nghìn năm).

Việt Nam đang xây dựng chính sách quốc gia về vấn đề xử lý chất thải hạt nhân. Đây là yêu cầu bắt buộc của bất cứ một quốc gia nào khi triển khai chương trình ĐHN. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về quản lý an toàn nhiên liệu đã cháy và quản lý an toàn chất thải phóng xạ.

Phối cảnh nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Phối cảnh nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Đảm bảo tuyệt đối an toàn

Theo ông Lê Doãn Phác, dự án ĐHN Ninh Thuận là dự án ĐHN đầu tiên của Việt Nam, vì vậy phải thực hiện hết sức chặt chẽ và sẽ chỉ quyết định khởi công xây dựng sau khi cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và kinh nghiệm quốc tế. Trong đó, yếu tố bảo đảm an toàn được đặt lên hàng đầu, trước khi tính đến các yếu tố như an ninh năng lượng, kinh tế, quốc phòng…

Ông Phan Minh Tuấn - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án ĐHN Ninh Thuận (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) - khẳng định, nhiên liệu đầu vào sản xuất ĐHN được nhập khẩu và các đối tác phải cam kết cung cấp cho suốt vòng đời của các lò phản ứng. Những bó nhiên liệu sau khi được khai thác, sẽ theo mô-típ của thế giới là được lưu trữ trước tiên ở các bể chứa nằm trong nhà lò, sau đó được vận chuyển ra vị trí lưu giữ trung gian rộng lớn hơn.
Theo ông Lê Doãn Phác, dự án ĐHN Ninh Thuận là dự án ĐHN đầu tiên của Việt Nam, vì vậy phải thực hiện hết sức chặt chẽ và sẽ chỉ quyết định khởi công xây dựng sau khi cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và kinh nghiệm quốc tế. Trong đó, yếu tố bảo đảm an toàn được đặt lên hàng đầu, trước khi tính đến các yếu tố như an ninh năng lượng, kinh tế, quốc phòng…Đảm bảo tuyệt đối an toàn

Đồng thời, các đối tác chiến lược cung cấp công nghệ phải hỗ trợ trong việc xử lý chất thải phóng xạ đã qua sử dụng. nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 do Nga cung cấp công nghệ, họ cam kết hỗ trợ xử lý theo hai phương án: nhiên liệu đã cháy chuyển về Nga xử lý, sau đó chuyển về Việt Nam lưu giữ hoặc thuê gửi lại ở Nga. nhà máy ĐHN Ninh Thuận 2, do Nhật Bản cung cấp công nghệ, họ cũng cam kết giúp Việt Nam xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng.

Ông Lê Doãn Phác, nguyên Phó Cục trưởng Cục Năng lượng Nguyên tử: Vấn đề quan trọng nhất là kiểm soát không để chất thải phóng xạ thoát ra môi trường do các tai nạn hay sự cố nhà máy ĐHN.

Theo HNMO

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sẽ kiểm soát chặt chất thải hạt nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO