Mưa lớn đã càn quét các làng chài dọc bờ biển, những con đường lầy lội, và những đoàn xe chở máy móc hạng nặng và viện trợ đến các khu vực bị cô lập, trong khi chính quyền kêu gọi cư dân tránh xa bờ biển đề phòng sóng thần tiếp tục ập đến.
Những đám mây tro bụi phun ra từ núi lửa Anak Krakatau gần đó gần như che khuất hòn đảo núi lửa - nơi một miệng núi lửa phun trào khi thủy triều lên cao hôm 22/12 gây ra sóng cao tới 5 mét ập vào bờ biển trên eo biển Sunda, giữa Quần đảo Java và Sumatra.
Cơ quan khí tượng học Indonesia (BMKG) cho biết thời tiết khắc nghiệt có thể khiến miệng núi lửa dễ phun trào hơn.
“Chúng tôi đã phát triển một hệ thống giám sát tập trung đặc biệt vào các chấn động núi lửa tại Anak Krakatau để chúng tôi có thể đưa ra cảnh báo sớm”, người đứng đầu BMKG, Dwikorita Karnawati cho biết đã loại trừ các khu vực trong phạm vi bán kính 2 km.
Theo thống kê, đến thời điểm hiện tại, số người chết là 430 người, ít nhất 159 người mất tích, gần 1.500 người bị thương và hơn 21.000 người đã sơ tán lên vùng đất cao hơn.
“Tình trạng khẩn cấp đã được tuyên bố cho đến ngày 4/1/2019”, ông Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên của Cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia Indonesia cho biết.
“Các đội tìm kiếm và cứu hộ đã tập trung tại thị trấn Sumur gần mũi phía Tây Nam của Java, nhưng những con đường bị phá hủy và tắc nghẽn và phải sử dụng máy bay trực thăng để triển khai công tác đánh giá và sơ tán” - ông Sutopo Purwo Nugroho cho biết thêm.
Các tình nguyện viên đã phải ghép các cây cầu tạm thời trong các khối bê tông sau khi sóng cuốn trôi cơ sở hạ tầng dọc theo bờ biển.
Trận sóng thần tối 22/12 đã xảy ra sau khi núi lửa phun trào trên đảo núi lửa rộng khoảng 64 ha (222 mẫu Anh), tương đương với diện tích của khoảng 90 sân bóng đá.
Những con sóng nhấn chìm các làng chài và khu nghỉ mát, để lại một bờ biển ngập tràn những mảnh gỗ của những ngôi nhà, những chiếc xe bị nghiền nát và nhiều cây đổ. Đồ chơi trẻ em tại một lễ hội bên bờ biển ở Sumur nằm rải rác dọc trên bãi biển đầm lầy.
Nước biển dâng cao cũng khiến hàng chục con rùa, nặng vài kg mắc kẹt trên đất liền và một số nhân viên cứu hộ tình nguyện đã đưa chúng trở lại biển.
Trên đảo Sebesi ở giữa eo biển Sunda, máy bay trực thăng đã được sử dụng để sơ tán cư dân.
Dọc theo bờ biển, hàng ngàn người đang ở trong các lều và nơi trú ẩn tạm thời như nhà thờ Hồi giáo hoặc trường học, trong đó có hàng chục người ngủ trên sàn nhà hoặc trong các khu vực công cộng đông đúc. Một số người sơ tán cho biết gạo và mì ăn liền đã được chuyển đến nhiều nơi trú ẩn, nhưng nước sạch, thiết bị thời tiết ẩm ướt, quần áo mới và chăn vẫn còn thiếu.
Ade Hasanah, 45 tuổi, ở trong một trung tâm khẩn cấp với các con của cô cho biết mọi người được khuyên không nên trở về nhà của họ.
“Trung tâm khẩn cấp này là nơi ở an toàn trong lúc này. Nếu trẻ em an toàn và tình hình ổn định, chúng tôi có thể về nhà nhanh chóng” - Ade Hasanah chia sẻ.
Indonesia là một quần đảo rộng lớn nằm trên Vành đai Lửa Thái Bình Dương. Năm nay, số người thiệt mạng trong nước đạt con số tồi tệ nhất do thảm họa trong hơn một thập kỷ.