Rộn ràng lễ hội Quán Thế Âm 2017

10/03/2017 00:00

(TN&MT) - Trong năm 2017, Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn diễn ra từ 17/2 đến 19/02 Âm Lịch (Nhằm ngày 14/3 đến ngày 16/3/2017) với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tâm linh phong phú đa dạng.

Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn 2017 diễn ra từ 17/2 đến 19/02 Âm Lịch (Nhằm ngày 14/3 đến ngày 16/3/2017) với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tâm linh phong phú đa dạng
Lễ hội Quán Thế Âm 19/2 - Ngũ Hành Sơn 2017 diễn ra từ 17/2 đến 19/02 Âm Lịch (Nhằm ngày 14/3 đến ngày 16/3/2017) với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tâm linh phong phú đa dạng

Chương trình đa dạng, phong phú

Được tổ chức hằng năm vào ngày 19/2 âm lịch tại chùa Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, lễ hội Quán Thế Âm mang nét văn hóa tôn giáo, cộng đồng riêng của người dân Đà Nẵng. Ban tổ chức cho biết, lễ hội Quán Thế Âm năm nay sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc cả trong phần lễ và phần hội.

Lễ khai hội diễn ra vào lúc 19h00 ngày 14/3/2017 (nhằm ngày 17/02 ÂL); Lễ bế mạc vào lúc 19h00 ngày 16/3/2017 (nhằm ngày 19/02 ÂL). Trong đó diễn ra nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ sôi nổi do các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế biểu diễn. Lễ Vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm (Lễ Chính thức) lúc 7h00 ngày 16/3/2017 (nhằm ngày 19/02 ÂL). Đây là hoạt động nổi bật của Lễ hội thu hút hàng vạn đồng bào phật tử và người dân tham gia. Mục đích thể hiện thông điệp về tình thương yêu, hướng lòng thành về Đức Quán Thế Âm, cầu nguyện cho đất nước luôn được hòa bình ấm no, nhân dân an lạc hạnh phúc.

Năm nay còn có thêm các lễ: Lễ dâng hương tại Miếu thờ Tưởng niệm Huyền Trân Công Chúa, Lễ Tế Xuân cầu Quốc thái - Dân an. Một nghi lễ do nhân dân địa phương thực hiện với ước muốn cầu quốc thái, dân an, mưa thuận gió hòa... Lễ Tế Thạch nghệ Tổ sư, tưởng nhớ và tri ân những người có công sáng lập, trao truyền nghề đá mỹ nghệ Non Nước (Làng nghề đá Mỹ nghệ Non Nước được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia).

Cũng trong thời gian diễn ra lễ hội, Ban tổ chức sẽ mở cửa tham quan Bảo tàng Văn hóa Phật giáo, đây là Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam. Bảo tàng trưng bày hơn 500 hiện vật có ý nghĩa đối với sự phát triển văn hóa Phật giáo qua nhiều giai đoạn, nhiều thời kỳ khác nhau bao gồm nhiều bộ tượng Phật, tranh tượng, pháp khí đủ chất liệu như gỗ, đồng, đá, ngọc, gốm...

Ngoài ra, còn diễn các hoạt động như: Triển lãm mỹ thuật, tranh ảnh, thư pháp.. của các đơn vị trong và ngoài nước thực hiện; Hội Hô hát Bài chòi Khu V; Ngày chạy vì Hòa bình và sức khỏe cộng đồng; Hội cờ làng; biễu diễn võ thuật truyền thống; Hội hoa đăng… Hội Đua thuyền truyền thống, đoạt cờ lệnh rước Huyền Trần Công Chúa. Đây là hoạt động thi đấu thể thao giữa các địa phương trên địa bàn thành phố. Đội dành chiến thắng đoạt cờ lệnh được vinh dự Rước Huyền Trân Công Chúa, một sự kiện, điển tích gắn với lịch sử thời Nhà Trần. Các hoạt động thuyết pháp, Pháp đàn sẽ được Chùa Quán Thế Âm tổ chức thường xuyên trong Lễ hội và được các vị chức sắc phật giáo nổi tiếng trong nước thuyết giảng.

Bên cạnh các hoạt động của lễ hội, Ban Tổ chức còn tập trung cho công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường
Bên cạnh các hoạt động của lễ hội, Ban Tổ chức còn tập trung cho công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường

Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn thực phẩm

Bên cạnh các hoạt động của lễ hội, Ban Tổ chức còn tập trung cho công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, nhất là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm góp phần tổ chức thành công Lễ hội năm nay.

Nhằm hướng đến lộ trình xã hội hóa công tác tổ chức lễ hội của thành phố, năm nay, kinh phí tổ chức phần lễ và các chương trình nghệ thuật diễn ra trong 3 đêm tại lễ hội sẽ do chùa Quán Thế Âm phụ trách. Để lễ hội diễn ra thành công, Ban tổ chức thành lập các tiểu ban phục vụ lễ hội như du lịch, văn hóa, thương mại, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, y tế... Theo đó, mỗi ban có một nhiệm vụ riêng, bảo vệ an toàn cho lễ hội.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được Ban tổ chức lễ hội đặc biệt quan tâm. Theo ông Phạm Chánh- Trưởng phòng Y tế quận Ngũ Hành Sơn, trước, trong và sau thời gian diễn ra lễ hội, đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm của quận sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở buôn bán, hàng quán ăn uống, giải khát xung quanh khu vực diễn ra lễ hội, quyết tâm không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong thời gian lễ hội diễn ra.

Song song đó, để bảo đảm công tác an ninh trật tự trong thời gian diễn ra lễ hội, Công an quận Ngũ Hành Sơn huy động lực lượng dân phòng, quy tắc đô thị, cảnh sát giao thông; bố trí các điểm chốt chặn, hướng dẫn các loại xe lưu thông trên đường, không để ùn tắc giao thông. Đồng thời, phối hợp kiểm tra, xử lý các hành vi buôn bán hàng rong, chim cá để phóng sinh, các trường hợp lợi dụng lễ hội để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan; phân công lực lượng bảo đảm an ninh tại Bảo tàng Văn hóa Phật giáo.

Bài & ảnh:Yến Nhi

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Rộn ràng lễ hội Quán Thế Âm 2017
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO