Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường

Thảo Linh| 30/01/2022 03:01

Bộ TNMT vừa ban hành Quyết định số 174/QĐ-BTNMT về Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường

Bộ TNMT vừa ban hành Quyết định số 174/QĐ-BTNMT về Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường

Quy trình tiếp nhận thông tin

Theo đó, quy trình trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường được quy định như sau:

Cơ quan, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành đường dây nóng có trách nhiệm tiếp nhận, cập nhật đầy đủ nội dung thông vào hệ thống thông tin. Thời hạn cập nhật thông tin sau khi tiếp nhận không quá 02 giờ kể từ khi nhận được thông tin đối với các vụ việc Thông tin về vụ việc xả chất thải ra môi trường mang tính tức thời, đột xuất, có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất hoặc thông tin về biến đổi hiện trạng chất lượng môi trường trên diện rộng (trong phạm vi cấp huyện quản lý trở lên); không quá 06 giờ kể từ khi nhận được thông tin đối với các vụ việc Thông tin về vụ việc xả chất thải ra môi trường thường xuyên, liên tục (có tính quy luật) của các cơ sở sản xuất, hộ gia đình, cá nhân hoặc thông tin về biến đổi hiện trạng chất lượng môi trường trên phạm vi hẹp (trong phạm vi cấp xã quản lý)

Cơ quan, cá nhân tiếp nhận thông tin có trách nhiệm chuyển ngay thông tin đã được cập nhật trên Hệ thống thông tin đến cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm xác minh, xử lý thông tin theo nguyên tắc sau:

Đối với trường hợp thông tin chưa rõ ràng, chưa đầy đủ thì chuyển thông tin đến UBND cấp huyện để tiến hành xác minh thông tin đồng thời gửi cho Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, đôn đốc, giám sát.

Đối với trường hợp thông tin nội dung đầy đủ, rõ ràng kèm theo tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân vi phạm thì chuyển đến cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm xử lý. Cụ thể, các thông tin phản ánh, kiến nghị về vụ việc ô nhiễm môi trường có tính chất liên vùng, liên tỉnh; các dự án, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc văn bản tương đương của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc của các Bộ có chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thì chuyển về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các thông tin phán ánh, kiến nghị về vụ việc ô nhiễm môi trường xảy ra trong phạm vi liên huyện trong phạm vi một tỉnh; các dự án, cơ sở thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc văn bản tương đương của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… thì thuộc thẩm quyền, trách nhiệm xử lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Các thông tin phán ánh, kiến nghị về vụ việc ô nhiễm môi trường xảy ra trong phạm liên xã; các dự án, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc văn bản tương đương của UBND cấp huyện… thuộc thẩm quyền, trách nhiệm xử lý của UBND huyện…

Đối với các thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan đến sự cố môi trường do chất thải, cơ quan, cá nhân tiếp nhận thông tin đường dây nóng hướng dẫn tổ chức, cá nhân phản ánh trực tiếp đến đầu số 112 hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi xảy ra sự cố theo đúng Quy chế ứng phó sự cố chất thải ban hành kèm theo Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Xác minh và xử lý thông tin

Sau khi tiếp nhận thông tin, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức xác minh thông tin hoặc chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua các hình thức phù hợp để nhanh chóng xác minh tính chính xác của thông tin và cập nhật kết quả xác minh thông tin lên Hệ thống thông tin. Trường hợp vụ việc phức tạp, vượt quá khả năng chuyên môn cho phép, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức xác minh thông tin.

Kết quả xác minh thông tin và tài liệu, chứng cứ thu thập phải được cập nhật vào Hệ thống thông tin không quá 03 giờ kể từ khi kết thúc quá trình xác minh thông tin; Trường hợp kết quả xác minh thông tin không chính xác thì cơ quan tiến hành xác minh thông tin cập nhật kết quả xác minh thông tin, kết thúc quy trình xử lý tại Hệ thống thông tin.

Trường hợp kết quả xác minh thông tin là chính xác, thuộc thẩm quyền, trách nhiệm xử lý vụ việc của cơ quan xác minh thông tin, phải khẩn trương tổ chức xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật; trường hợp không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm xử lý vụ việc của cơ quan xác minh thông tin thì chuyển ngay kết quả xác minh thông tin và tài liệu, chứng cứ thu thập được (nếu có) đến cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm xử lý vụ việc theo quy địn.

Trong quá trình xác minh thông tin, nếu phát hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây thiệt hại môi trường hoặc đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân, cơ quan tiến hành xác minh thông tin phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn, lập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO