Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ TN&MT

08/06/2018 11:18

- Các đơn vị trực thuộc Bộ triền khai công tác phòng, tránh thiên tai và báo cáo kịp thời tình hình thiệt hại về Ban Chỉ huy…

(TN&MT) - Ngày 7/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định 1793/QĐ-BTNMT quy định Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ban chỉ huy). Quy chế này quy định trách nhiệm và công tác phối hợp ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố của Ban Chỉ huy.

thien tai 1
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc phối hợp

Theo Quyết định 1793/QĐ-BTNMT, Ban Chỉ huy gồm Trưởng ban, 02 Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Ban Chỉ huy có Cơ quan thường trực để tham mưu là Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Trong đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí thượng Thủy văn, kiêm Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về hoạt động của Cơ quan thường trực.

Về nguyên tắc phối hợp, Ban Chỉ huy sẽ phối họp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ.

Đồng thời, chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cho hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo từng lĩnh vực, đơn vị trong Bộ; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của đơn vị.

Ngoài ra, Ban Chỉ huy sẽ chỉ đạo ứng phó các tình huống thiên tai phải bảo đảm nguyên tắc chỉ huy thống nhất, phân công cụ thể, chủ động, kịp thời và phù họp với diễn biến thực tế tình huống thiên tai.

Ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố

Quyết định 1793/QĐ-BTNMT đề ra phương pháp ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố như: ứng phó với các thiên tai liên quan đến khí tượng thủy văn; ứng phó với động đất, sóng thần; ứng phó với động đất, sóng thần; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường do thiên tai gây ra trên đất liền; ứng phó với sự cố môi trường biền, sự cố tràn dầu trên biển và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

Đối với việc ứng phó các thiên tai liên quan đến khí tượng thủy văn:  Tổng cục Khí tượng Thủy văn sẽ chỉ đạo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thực hiện công tác dự báo, cảnh báo thiên tai; cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin về thiên tai cho Cơ quan thường trực và Ban Chỉ huy phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Vụ Quản lý dự báo khí tượng thủy văn tổ chức trực ban theo dõi, tổng họp diễn biến của thiên tai và công tác chuẩn bị phòng, chống để tham mưu kịp thời cho Lãnh đạo Bộ, Ban Chỉ huy chỉ đạo, xử lý các tình huống thiên tai.

- Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu thực hiện quy định về việc phối họp cung cấp thông tin dự báo thời tiết, bão, mưa lớn theo Quyết định so 2050/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế phối họp về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn giữa Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia với Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu; cung cấp thông tin dự báo lũ lớn sông Hông, lũ quét, ngập lụt.

- Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản theo dõi, đánh giá, phối họp dự báo và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá theo các mức độ dễ bị tổn thương, gây tai biến địa chất và đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại kịp thời.

- Văn phòng Bộ phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy vãn bố trí phương tiện, phòng họp và thiết bị phục vụ công tác chỉ đạo, kiểm tra xử lý các tình huống thiên tai của Ban Chỉ huy; trình Lãnh đạo Bộ ký, ban hành các Công điện, văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai.

- Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyển môi trường có các biện pháp nhằm bảo đảm đường truyền, thông tin liển lạc phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

- Cục Viễn thám quốc gia phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn theo dõi, cung cấp ảnh viễn thám phục vụ công tác phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam theo dõi diễn biến của các thiến tai để tham mưu kịp thời cho Trưởng ban về công tác phối họp giám sát, giải quyết, khắc phục sự cố tràn dầu trên biển do thiên tai gây ra.

- Tổng cục Môi trường phối họp với các đơn vị, địa phương theo dõi tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực có thiên tai xảy ra; xây dựng kế hoạch phối họp, hỗ trợ chính quyền địa phương đề xuất các giải pháp trước mắt để khắc phục và xử lý ô nhiễm sau thiên tai.

- Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam theo dõi hiện tượng tai biến địa chất và các quá trình địa động lực công trình, hầm mỏ tại khu vực xảy ra thiên tai; cảnh báo cho các cơ quan, đơn vị và nhân dân tình hình sạt, lở đất để có phương án phòng, tránh.

- Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam cung cấp các loại bản đồ phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phối hợp với các đơn vị và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh để hỗ trợ tài chính kịp thời cho công tác phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do thiên tai gây ra.   

cuu nan
Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

Riêng đối với ứng phó với sự cố môi trường biền, sự cố tràn dầu trên biển:  Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai các nhiệm vụ về: ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu (Ịuả và đòi bồi thường do sự cố môi trường biển, sự cố tràn dầu trên biển gây ra; tổ chức khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố môi trường biển, sự cố tràn dầu trên biển; Hướng dẫn điều tra, đánh giá, xác định thiệt hại và lập hồ sơ đòi bồi thường thiệt hại về môi trường biển; xây dựng và thực hiện kế hoạch phục hồi môi trường do sự cố môi trường biển, sự cố tràn dầu trên biển gâý ra.

- Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, Tổng cục Khí tượng Thủy văn quốc gia liên hệ với các đơn vị, địa phương có liên quan đề khoanh vùng, tăng cường dự báo khí tượng thủy văn cho khu vực xảy ra sự cố phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả.

- Cục Viễn thám quốc gia phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủỵ văn theo dõi, cung cấp ảnh viễn thám phục vụ công tác khắc phục hậu quả sự cố.

- Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phối hợp với các đơn vị và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hỗ trợ tài chính kịp thời cho công tác khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ TN&MT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO