Trước đó, ngày 29/10, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật An toàn thông tin mạng.
Trong báo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật an toàn thông tin mạng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõTại phiên thảo luận ở Hội trường của Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII về dự thảo Luật an toàn thông tin mạng, đã có 12 vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phát biểu ý kiến.
Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Luật An toàn thông tin mạng |
Nhìn chung, các ý kiến của ĐBQH đều tán thành với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua và có thêm một số ý kiến góp ý cho dự thảo Luật. Sau phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Pháp luật, Bộ Thông tin và Truyền thông (Ban soạn thảo dự án Luật), Ban Cơ yếu Chính phủ và các cơ quan có liên quan phối hợp rà soát chỉnh sửa và thống nhất các quy định có liên quan.
Bên cạnh đó là các ý kiến về việc giao Ban Cơ yếu Chính phủ chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về mật mã dân sự; về hợp tác quốc tế trong an toàn thông tin mạng…
Việc ban hành Luật an toàn thông tin sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về an toàn thông tin; phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm an toàn thông tin, phát triển lĩnh vực an toàn thông tin; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động an toàn thông tin; đẩy mạnh công tác giám sát, phòng, chống nguy cơ mất an toàn thông tin, đảm bảo hiệu quả công tác thực thi quản lý nhà nước; mở rộng hợp tác quốc tế về an toàn thông tin…
Hải Ngọc – Châu Tuấn