Quảng Trị: Hiệu quả của mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ

11/05/2018 15:36

(TN&MT) -  Ngày 10/5, ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cùng các ngành chức năng tỉnh này đã có buổi kiểm tra và đánh giá mô hình liên kết sản...

 

(TN&MT) -  Ngày 10/5, ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cùng các ngành chức năng tỉnh này đã có buổi kiểm tra và đánh giá mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ theo công nghệ Obi – Ong biển vụ Đông Xuân 2017 - 2018.

Vụ Đông Xuân 2017 – 2018, Sở NN&PTNT Quảng Trị phối hợp với Công ty nông sản Quảng Trị liên kết với các địa phương sản xuất lúa hữu cơ theo công nghệ Obi – Ong biển. Đến nay, Quảng Trị đã thực hiện được 158,224 ha trên địa bàn 5 huyện và thành phố với sự tham gia của 11 HTX, tổ hợp tác và hộ nông dân. Đây là mô hình sản xuất lúa chất lượng cao RVT, sử dụng hoàn toàn phân bón hữu cơ vi sinh Obi – Ong biển, không sử dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Doanh nghiệp ký kết hợp đồng sản xuất với các HTX, tổ hợp tác để sản xuất, cho nông dân ứng trước phân bón hữu cơ Obi -  Ong biển, cuối vụ khấu trừ qua sản phẩm lúa thu mua; thu mua toàn bộ lúa tươi với đơn giá 8 nghìn đồng/kg tại ruộng.

Hiện nay, các hộ tham gia mô hình đang bước vào vụ thu hoạch, qua kết quả kiểm tra mô hình dự kiến năng suất lúa tươi bình quân đạt 55 tạ/ha, nơi cao đạt trên 70 tạ/ha, cho thu nhập bình quân 44 triệu đồng/ha, nơi cao đạt 56 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí giống, phân bón, tiền làm đất, thu hoạch... cho lãi bình quân 26 triệu đồng/ha, nơi có năng suất cao cho lãi 38 triệu đồng/ha; cao hơn sản xuất đại trà từ 6 - 18 tiệu đồng/ha.

Anh 2 (32)
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị thăm hỏi, động viên người dân tại cánh đồng lúa hữu cơ

Có mặt trên những cánh đồng lúa hữu cơ và trò chuyện với người dân, ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, đây là mô hình sản xuất mang lại hiệu ích về nhiều mặt, không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho nông dân mà từng bước cải tạo, phục hồi đất đai, bảo vệ sức khỏe cho con người, góp phần bảo vệ môi trường.

Trước những lợi ích thiết thực từ mô hình này mang lại, ông Nguyễn Đức Chính yêu cầu thời gian tới Sở NN& PTNT Quảng Trị tiếp tục liên kết với doanh nghiệp và các địa phương mở rộng diện tích trong những vụ tới. Đồng thời, hỗ trợ và hướng dẫn người dân xây dựng vùng sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, xây dựng vùng lúa hữu cơ, nhãn hiệu, thương hiệu gạo hữu cơ của địa phương, kết nối thị trường, đưa gạo sạch Quảng Trị đến với khách hàng trong và ngoài nước.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quảng Trị: Hiệu quả của mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO