Quảng Ngãi: Lá chắn xanh vùng ven biển

04/11/2016 00:00

(TN&MT) - Được triển khai từ năm 2010, dự án trồng rừng trên cát ven biển do Chính phủ Nhật Bản tài trợ đến nay đã góp phần cân bằng hệ sinh thái, tăng độ che phủ rừng, hạn chế tình trạng cát bay gây ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân ven biển.

Mang lại hiệu quả thiết thực

Cách đây 5 năm, những vùng đất cát ven biển  thuộc các huyện Phổ Đức, Mộ Đức… chỉ là những vùng đất trơ trọi mang nhiều ẩn họa cho người dân. Giờ đây, dọc các bãi cát trắng đã được phủ xanh bởi rừng dương liễu trải dài hàng chục hec ta.

Tuy mới chỉ trồng được 5 năm nhưng rừng dương Phổ An (huyện Đức Phổ) đã có tán lá rất rộng và cao cũng trên dưới 1m. Từ khi có rừng dương, tình trạng cát bay đã không còn đe dọa người dân, đời sống sinh hoạt và sản xuất cũng không còn chịu ảnh hưởng của gió biển, người dân Phổ An đã yên tâm sinh sống và mạnh dạn tăng gia sản xuất. Chính quyền xã Phổ An đã thành lập đội bảo vệ rừng; đồng thời tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Được triển khai từ năm 2010, đến nay Dự án trồng rừng trên cát ven biển do Chính phủ Nhật Bản tài trợ đã trồng mới và trồng bổ sung gần 415 ha rừng phòng hộ với gần 600.000 cây dương liễu tại các xã Phổ An, Phổ Quang, Phổ Vinh, Phổ Châu và Phổ Khánh (huyện Đức Phổ). Bên cạnh đó, Dự án còn đầu tư mở rộng khoảng 15km đường công vụ, xây dựng các chòi canh lửa bảo vệ rừng.

: Dự án trồng rừng trên cát ven biển do Chính phủ Nhật Bản tài trợ đã trồng mới và trồng bổ sung gần 415 ha rừng phòng hộ với gần 600.000 cây dương liễu tại các xã Phổ An, Phổ Quang, Phổ Vinh, Phổ Châu và Phổ Khánh (huyện Đức Phổ)
: Dự án trồng rừng trên cát ven biển do Chính phủ Nhật Bản tài trợ đã trồng mới và trồng bổ sung gần 415 ha rừng phòng hộ với gần 600.000 cây dương liễu tại các xã Phổ An, Phổ Quang, Phổ Vinh, Phổ Châu và Phổ Khánh (huyện Đức Phổ)

Xã Đức Minh (huyện Mộ Đức) hiện có rừng phi lao lớn nhất nhì tỉnh, với gần 220ha rừng phòng hộ và 270ha rừng sản xuất chạy dọc ven biển. Gần chục năm trở lại đây, trước những tác động của thiên tai, người dân ven biển xã Đức Minh đã xem khu rừng này như báu vật.

Trước khi có dự án, các vùng đất ở gần sát biển do điều kiện khắc nghiệt của khí hậu và thời tiết, gió bão thổi rất mạnh nên cát thường di động, cát bay dẫn đến san lấp đồng ruộng, phá hoại cây cối, mùa màng bởi vậy phần lớn đồng ruộng bị bỏ hoang. Từ khi có rừng dương làm hàng rào chắn gió, chắn cát bay, cát di dộng các đồng ruộng  bị bỏ hoang nay đã được đưa vào sử dụng làm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, góp phần làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất đai, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao tỷ trọng đất trồng cây lâm nghiệp, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tốt, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao thu nhập cho cá nhân, hộ gia đình.

Cần được đầu tư chăm sóc

Bên cạnh một số địa phương đã được bảo vệ bởi lá chắn xanh vẫn còn nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hàng năm vẫn bị tình trạng xâm thực hoành hành.

Dự đoán, mỗi năm xã Đức Lợi (huyện Mộ Đức) bị biển “ăn” sâu vào đất liền hàng chục mét và kéo dài hơn 1km, nên diện tích đất nơi đây ngày càng thu hẹp. Tuy nhiên, việc trồng và phát triển rừng phòng hộ khu vực này chưa được quan tâm đầu tư.

Ngoài ra, tại các khu vực đã được phủ xanh rừng dương, sắp tới toàn bộ diện tích rừng trên sẽ được giao cho cộng đồng dân cư quản lý nhưng lại không có khoản kinh phí hỗ trợ nên người dân chưa thực sự bỏ công sức chăm sóc, bảo vệ.

Toàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có trên 18 nghìn hécta rừng phòng hộ ven biển. Tuy nhiên, việc phát triển các loại rừng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng. Phần vì điều kiện khắc nghiệt, cộng với cách chăm sóc chưa phù hợp nên tỷ lệ cây sống rất thấp. Không những thế, việc tái tạo rừng phòng hộ cũng gặp khó khăn bởi nó thuộc diện “phi lợi nhuận” nên người dân chưa tích cực tham gia.

Để rừng dương ven biển phát triển tốt và làm lá chắn hiệu quả cần phải có sự quan tâm đầu tư hơn nữa của chính quyền địa phương
Để rừng dương ven biển phát triển tốt và làm lá chắn hiệu quả cần phải có sự quan tâm đầu tư hơn nữa của chính quyền địa phương

Để rừng dương phát triển tốt và làm lá chắn hiệu quả cần phải có sự quan tâm đầu tư hơn nữa của chính quyền địa phương và bên cạnh đó cần cho người dân thấy được những tác dụng thiết thực của lá chắn xanh để họ tự giác có ý thức bảo vệ.

Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng vừa ký thông báo về việc thu hồi hơn 90ha đất thuộc các xã Bình Phước, Bình Trị, Bình Đông (huyện Bình Sơn) để thực hiện Dự án trồng rừng ngập mặn ven biển. Dự án không chỉ trồng mới mà còn phục hồi diện tích rừng ngập mặn ven biển, góp phần giảm thiểu tình trạng xâm thực của biển cũng như bảo vệ nguồn tài nguyên nước, nguồn lợi thủy sản đang dần cạn kiệt.

Nhờ có những giải rừng phòng hộ chắn bão, chắn gió mạnh từ biển thổi vào, bảo vệ cây cối, nhà cửa, ruộng vườn, thành quả lao động sản xuất lúa, ngô, khoai, sắn…, bảo vệ động vật trâu, bò, gà, vịt… làm cho người dân yên tâm bám đất, không di dời chỗ ở. Thông qua các lớp tập huấn, tài liệu tuyên truyền, dự án còn có tác động làm nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận thông tin của cộng đồng, tác động tới việc làm, lao động, sự thay đổi bộ mặt và cơ cấu ngành nghề nông thôn. Ngoài các tác động trên, rừng dương ven biển còn góp phần bảo vệ các công trình dân dụng địa phương, các công trình quốc gia, đường sắt, đường bộ… Đồng thời góp phần làm tăng độ che phủ rừng và tính đa dạnh sinh học, cải thiện tình trạng xói mòn và thoái hóa đất, duy trì và bảo vệ chất lượng và trữ lượng nguồn nước, tác động tích cực tới môi trường không khí và bảo vệ động vật biển.

Đặc biệt khi có sóng thần xảy ra thì tác dụng chắn gió của rừng cây là vô cùng lớn. Nó sẽ làm giảm thiểu được rất nhiều những thiệt hại mà sóng thần gây ra. Nhờ có các giải rừng phòng hộ nên đã hạn chế được rất nhiều các sự cố về môi trường như ổn định cát (chống cát bay, cát di động), che chắn bão và gió mạnh từ biển thổi vào.

Bài và ảnh:Yến Nhi

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: Lá chắn xanh vùng ven biển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO