Quảng Nam: Hiệu quả từ phát triển kinh tế rừng đồi

Bài và ảnh: Yến Nhi| 09/06/2017 15:42

(TN&MT) - Là một trong những địa phương có diện tích đất có rừng cao nhất cả nước, tỉnh Quảng Nam đã biết tận dụng đất rừng để giúp người dân miền núi, trung du phát triển kinh tế. Những năm gần đây, các mô hình phát triển kinh tế rừng đồi ngày càng được nhân rộng, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân và góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc.

Lợi ích kép

Tận dụng ưu thế có địa hình gò đồi, nguồn lao động tập trung ở lĩnh vực nông - lâm nghiệp, huyện Nông Sơn (Quảng Nam) xác định phát triển kinh tế vườn rừng kết hợp chăn nuôi là hướng đi triển vọng, góp phần thay đổi đất nghèo. Phong trào cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được đẩy mạnh, điển hình là tại xã Quế Trung (huyện Nông Sơn).

db1.jpg

Những quả đồi trọc ở Quảng Nam đang được cải tạo phát triển kinh tế vườn rừng

Hiện, toàn xã có 20 trang trại, gia trại tổng hợp đầu tư phát triển chăn nuôi trâu bò, heo, trồng cây ăn quả, cây keo lai, đào ao thả cá... Có hơn 70% nông dân xã tập trung phát triển kinh tế vườn, chủ yếu ở các thôn Đại Bình, Trung Hạ. Vùng trồng cây ăn quả tại Đại Bình nói riêng và xã Quế Trung nói chung được mở rộng, quy hoạch trên diện tích cả chục héc ta nhằm tạo sản phẩm hàng hóa, bên cạnh phục vụ phát triển du lịch.

Đến nay, tỉnh Quảng Nam đã hình thành nhiều vùng cây đặc sản như thanh trà, bòn bon, tiêu, măng cụt, các loại cây dược liệu... ở làng Đại Bình, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn; bưởi trụ lông Đại Bình, bưởi Thanh Trà Tiên Phước, sầu riêng, măng cụt, tiêu Tiên Phước... Ngoài ra, một số địa phương còn xây dựng chương trình hành động cho phát triển kinh tế vườn rừng gắn với du lịch sinh thái.

Ở thôn Thạnh Xuyên (xã Duy Thu, huyện Duy Xuyên), với mô hình chuyên canh cây tiêu kết hợp đào ao nuôi cá, nhiều hộ đã có thu nhập khoảng 200 - 300 triệu đồng/năm, chưa kể các khoản thu khác từ cây chè, nghệ, gừng, đu đủ được trồng xen canh trong vườn hồ tiêu. Trước đây, Duy Thu là một trong các xã khó khăn, quỹ đất nông nghiêp ít. Người dân chủ yếu sống bằng nghề chài lưới trên sông. Bây giờ, họ đã biết cải tạo đất đồi để làm kinh tế nông nghiệp, hiệu quả cao ai cũng vui mừng. Đất rừng cũng được sử dụng hiệu quả, rừng ngày càng được phủ xanh.

Kinh tế vườn, nhất là vườn đồi, vườn rừng là một trong các thế mạnh của các huyện trung du, miền núi Quảng Nam. Các huyện miền núi đã cải tạo 3.179ha đất vườn- mở rộng vườn đồi, vườn rừng 11,400ha với tổng vốn đầu tư 350 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 30.000 lao động tại địa phương.

Tăng cường hỗ trợ

Phát huy tiềm năng, thế mạnh, Quảng Nam xác định kinh tế vườn rừng là hướng phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản của địa phương, tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

db.jpg

Ngưi dân min núi đã có cuộc sng ổn định không còn cảnh sống du mục, đốt rng làm nương rẫy

Theo Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam, những năm qua, phong trào phát triển kinh tế vườn rừng trên địa bàn tỉnh được triển khai sâu rộng và phát triển cả về số lượng, chất lượng. Nhiều cơ chế, chính sách được tỉnh ban hành nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển kinh tế vườn rừng theo hướng bền vững. Nhờ vậy, đã tạo được động lực khuyến khích, động viên nhân dân cải tạo vườn tạp, phát triển vườn đồi, vườn rừng, trang trại... với quy mô đầu tư ngày càng lớn.

Thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn rừng như: triển khai dịch vụ bán phân bón trả chậm; hỗ trợ vốn để nông dân vay đầu tư phát triển kinh tế thông qua Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh...

Ở huyện Tiên Phước, thời gian qua, đa số các xã hưởng lợi trồng rừng Dự án 661, WB3, FAO, Jibic... Lần đầu tiên, đồng bào Co trên địa bàn xã Tiên Lập được tiếp cận mô hình trồng cây mây, tạo sinh kế lâu dài. Đồng bào dân tộc thiểu số ở Tiên Lập, Tiên An còn được Nhà nước cấp gạo để trồng rừng trong chương trình trồng rừng thay thế nương rẫy.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quảng Nam: Hiệu quả từ phát triển kinh tế rừng đồi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO