Có mặt trên tuyến đường Quốc lộ1A(QL1A) chạy từ thị xã Điện Bàn (giáp ranh với TP. Đà Nẵng) vào huyện Núi Thành dài gần 100km (giáp tỉnh Quảng Ngãi), hàng ngày có cả ngàn lượt xe vận tải chở vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp, keo xuất khẩu... liên tục ra vào; đa phần đều cơi nới thùng từ 20-40cm; có xe cơi nới chiều cao của thùng lên gần 2m (nhìn giống xe container) để chở được nhiều khối lượng.
Đáng nói là, trước đây trên tuyến đường này có đặt trạm cân tải trọng xe tại xã Điện An (thị xã Điện Bàn) rồi dời vào huyện Thăng Bình, nhưng gần đây đã tháo dỡ. Mặt khác, lực lượng Cảnh sát giao thông chỉ nghiêng về kiểm tra tốc độ xe, nên tình trạng xe chở quá tải, quá khổ vẫn tràn lan mà ít bị xử lý. Các xe tải mang bảng hiệu Trường Giang, Tín Vũ, Lê Trần, HHH, CMK, NH... lưu thông liên tục trên tuyến QL1A.
Ngược lên tuyến Quốc lộ 14B thuộc huyện Đại Lộc, có nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và nhiều mỏ đất, đá, cát; do vậy bất kể ngày hay đêm đều có hàng trăm lượt xe quá tải chạy tranh nhau cho được nhiều chuyến trong ngày.Thỉnh thoảng mới có trường hợp bị lập biên bản xử lý, còn hầu hết đều ung dung trên đường.
Trên một số tuyến đường liên xã từ xãĐiện Trung về xã Điện Phong (thị xã Điện Bàn), chúng tôi thấy xe chở đất biển kiểm soát (BKS) 92H-1301 cơi nới thùng chở đất vượt tải trọng, phía sau thùng xe không hề đậy bạt mà cứ thế chạy trên đường một cách tự nhiên.
Từ Điện Phong, xe tải BKS 92C-02000 chở đất cao ngất ngưởng trên thùng, ì ạch bò lên cầu Gò Nổi về thị trấn Nam Phước (huyện Duy Xuyên) để san lấp mặt bằng.
Về xã Tam Đại (huyện Phú Ninh), có nhiều xe chở đất phục vụ thi công cho các dự án trên địa bàn huyện, cũng thường xuyên chở đất vượt thùng và đậy bạt qua loa, làm rơi vải đất xuống đường gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng đơn vị vận tải vẫn không bố trí công nhân quét dọn, tưới nước chống bụi.
Chứng kiến trên tuyến đường ĐT 610của huyện Duy Xuyên và tuyến đường ĐT 611 trên địa bàn huyện Quế Sơn, liên tục ngày nào cũng có hàng trăm lượt xe vận chuyển gắn logo HHH, Trực Em, Ngọc Trà, Hiệp Lực, Lộc Phát... chở đất, đá vượt tải trọng, đua chuyến chạy ra khu vực phía Bắc của tỉnh, nhưng không hề thấy lực lượng chức năng thăm hỏi.
Chưa hết, trên một số đường phía Nam của tỉnh Quảng Nam, vào buổi trưa, vắng bóng lực lượng kiểm tra nên thường xuất hiện nhiều xe chở keo lá tràm chất vượt thùng chạy về hướng cảng Kỳ Hà (tỉnh Quảng Nam), và cảng DungQuất (tỉnh Quảng Ngãi) phục vụ xuất khẩu.
Trên tuyến đường Hoàng Văn Thái (TP. Đà Nẵng), mặc dù đã cắm biển cấm xe tải nhưng rất nhiều xe ben tải trọng lớn (18m3) vận chuyển cát từ huyện Đại Lộc về TP. Đà Nẵng vẫn nối đuôi nhau vượt mặt lực lượng chức năng.
Tồi tệ nhất là dọc tuyến đường 601, đi qua địa bàn 2 xã Hòa Liên và Hòa Bắc, với lượng lớn xe ben 3 trục “thùng khủng” vận chuyển đất, đá “có ngọn” phục vụ cho dự án tuyến đường La Sơn - Túy Loan do 2 đơn thi công là tập đoàn Trường Thịnh và Sơn Hải thực hiện, chạy cả ngày lẫn đêm, vì là khu vực vùng sâu, vùng xa nên đa số tất cả các xe đều quá tải, không thực hiện che phủ bạt, làm rơi vải đất trên đường, nhìn tuyến đường rất bẩn thỉu, nắng bụi, mưa bùn, ô nhiễm vô cùng, người dân chỉ biết keo trời vì đã phản ánh quá nhiều mà không thấy cơ quan chức năng nào can thiệp.
Điều làm cho cử tri bất bình nhất là tại trạm cân trên tuyến QL14B do trạm cửa ô Hòa Nhơn phụ trách. Tuyến đường QL14B là tuyến đường huyết mạnh nổi tiếng là nhiều xe tải lưu thông. Tại đây, chúng tôi mật phục chứng kiến quá trình hoạt động của trạm cân từ 17h30 cho đến 21h30, trong thời gian suốt 4 giờ đồng hồ, trạm cân thực hiện kiểm tra tải trọng vỏn vẹn chỉ 3 xe, kết quả cân cho thấy cả 3 xe đều “đạt” (xe không vượt tải). Điều đáng nói, trong vòng 5 phút đã có hàng chục xe vận tải đất mang logo TQP (Trịnh Quốc Phong), Phước Nghĩa, Nga Nhật… đi ngang qua trạm. Theo quan sát của chúng tôi, đại đa số xe nào cũng vượt quá tải trọng cho phép. Với lưu lượng xe ben vượt tải lưu thông qua trạm nhiều như vậy tại sao trạm không cho đi qua cân để kiểm tra?.
Dư luận cho rằng, trạm cân chỉ thực hiện kiểm tra cân đối phó, cân cho có, chọn kiểm tra đối với một số xe không vượt tải?. Một số hộ dân gần trạm cân chia sẻ, nếu trạm cân thực hiện công tâm, làm nghiêm túc theo luật định thì làm gì xe ben giám cơi nới thùng, chở đất cao hơn thùng như vậy, mấy ông tài xế còn đua nhau nhay, chạy tranh chuyến nên thỉnh thoảng mới xảy ra các vụ tai nạn đáng tiếc do xe ben gây ra.
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo quận Cẩm Lệ (xin được dấu tên) khẳng định: Tình trạng xe trọng tải lớn vận chuyển đất, cát vượt tải, vượt ẩu, chạy nối đuôi nhau trên đường QL14B cũng như một số tuyến đường như Cánh mạng tháng 8, đường Võ Chí Công, QL1A, Lê Đại Hành… rất nhiều, diễn ra từ mấy năm trở lại đây. “Để xe ben vận chuyển đất vượt thùng, vượt tải, chạy ung dung vô pháp trên các tuyến đường như hiện nay là nhờ các đơn vị vận tải đã mua đường hết rồi, mua từ trên xuống dưới thì mới chạy tự do như vậy. Hiện nay, giải pháp có thể phân chia lượng xe đều trên các tuyến để giảm lưu lượng xe chứ để giải quyết dứt điểm vấn nạn trên thì quả thật hơn khó”, vị lãnh đạo quận chia sẻ.
Vào vai chủ đơn vị vận tải mới vào nghề, tiếp cận một vài tài xế lão làng trong nghề vận tải để được vẽ đường “làm luật”. Một tài xế xe ben hành nghề chở đất từ Hòa Nhơn về cúng cấp cho các dự án tại Hòa Xuân (quận Cẩm Lệ) cho biết, Nghề dày nghề, rồi mấy anh sẽ biết hết mà, bị bắt phạt vài lần là sành nghề thôi. Công việc “làm luật” do ông chủ đi lo, nghe nói phải nhờ người quen dẫn đến gặp mặt và thỏa thuận theo số lượng đầu xe, chung tiền theo từng tháng, đoàn xe nào đã chung chi thì khi chạy phải gắn logo hay ký hiệu tên công ty trước capin để lực lượng chức năng biết mà lơ cho chạy.
“Làm luật tốn kém nhiều lắm, từ trên xuống dưới biết bao nhiêu người, ít nhiều ai cũng phải có, chứ không sẻ rất vả trong lúc hoạt động. Nếu mấy anh có ít xe thì nên gửi chạy kèm theo đoàn xe đã làm luật cho đỡ tốn phí nhiều. Hiện này, tất cả đoàn xe chúng tôi chỉ sợ nhất là đoạn đường Cách Mạng Tháng 8 (địa phận quận Cẩm Lệ), vì trên đoạn đường này được trang bị camera phạt nguội nên khó lách luật khi bị vi phạm”, tài xế xe ben chia sẻ thêm.