Quản lý môi trường không khí Việt Nam: Còn đó những thách thức

24/09/2013 00:00

Ô nhiễm không khí đang là vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay...

(TN&MT) - Ô nhiễm không khí đang là vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay...
   
N lc gim bi đc!
   
  Để cải thiện môi trường không khí, thời gian gần đây, tại một số tỉnh, thành của nước ta đã chú trọng tới việc thay mới và tăng cường chất lượng phương tiện giao thông công cộng. Cùng với đó là việc đưa vào thử nghiệm các nguồn nguyên liệu sạch, thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu lượng khí thải độc hại từ các phương tiện. Điển hình như thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai thử nghiệm tuyến xe buýt nhanh sử dụng nhiên liệu CNG (loại khí nén thân thiện với môi trường). Hiện nay, thành phố đang triển khai thí điểm thực hiện tuyến xe buýt CNG xuất phát từ bến xe miền Tây, chạy dọc đại lộ Võ Văn Kiệt và kết nối với nhà ga của tuyến Metro số 1 tại ngã ba Cát Lái. Qua thời gian triển khai thí điểm, Sở GTVT TP.HCM nhận thấy việc sử dụng xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch CNG đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường một cách rõ rệt so với xe buýt sử dụng nhiên liệu diesel đồng thời tiết kiệm được khoảng 30% chi phí nhiên liệu. Hàng năm, Bộ Giao thông Vận tải đã tiến hành mở rộng mạng lưới cơ sở kiểm định để thực hiện kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải 60% số lượng xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh thành phố loại 1 và loại 2. Riêng năm 2012, qua quá trình kiểm tra 195 xe ô tô, đã phát hiện 47 xe ô tô không đảm bảo điều kiện khí thải, thu hồi tem đăng kiểm và yêu cầu khắc phục để đăng kiểm lại.
  Vấn đề đầu tư cho công nghệ xử lý khí thải công nghiệp nhằm giảm thiểu ô nhiễm từ hoạt động sản xuất cũng đã được chú trọng thông qua việc sử dụng các công nghệ phù hợp với từng ngành sản xuất. Bên cạnh đó, tình hình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng cho thấy những hoạt động khả quan. Các chương trình quan trắc môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng cũng đang được tiếp tục duy trì và đẩy mạnh.
   
     
Khói bụi mù mịt trên một đoạn đường công trường xây dựng tại phố Nguyễn Xiển (Hà Nội)
    
   
“Hng” pháp lý, khó duy trì kết qu
   
  Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc cải thiện chất lượng không khí ở Viêt Nam, nhưng hiện chúng ta chưa có những văn bản pháp luật đặc thù, chuyên biệt cho vấn đề quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Thậm chí trong quản lý, còn tồn tại hiện tượng chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa các bộ, ngành. Chính vì vậy, để duy trì kết quả đạt được sau những nỗ lực giảm ô nhiễm khói bụi chưa cao. Điều này thể hiện rất rõ trong Luật BVMT năm 2005, khi mới chỉ đề cập rất ít đến kiểm soát ô nhiễm không khí tại  các điều 83, 84 và 85. Và cũng chỉ là “đề cập” đến, còn phải triển khai cụ thể thế nào, các tiêu chí đánh giá, thực hiện, kiểm soát thì chưa nên gây không ít khó khăn cho công  tác quản lý. Ngay cả với vấn đề kiểm soát ô nhiễm không khí nguồn thải công nghiệp cũng chưa có văn bản pháp luật nào quy định (trừ một số yêu cầu về xây dựng và thẩm định báo cáo ĐTM).
   
  Một điểm nữa cũng gây khó khăn không nhỏ trong việc quản lý ô nhiễm không khí, đó là hiện những hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường không khí chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Hệ thống quy chuẩn kĩ thuật quốc gia đối với môi trường không khí gồm 4 nhóm: môi trường không khí trong nhà, ngoài trời, lao động và khí thải. Tuy nhiên còn thiếu tính đồng bộ thậm chí vẫn còn sử dụng các quy chuẩn cũ dẫn đến tình trạng chưa đầy đủ và thiếu tính khả thi so với tình trạng hiện nay. Bên cạnh đó, cho đến nay, nước ta vẫn chưa có Kế hoạch quản lý chất lượng không khí ở cấp quốc gia cũng như cấp địa phương.
   
  Theo báo cáo của Trung tâm quan trắc môi trường thì các chương trình quan trắc mới chỉ tập trung tại các khu vực đô thị, các khu vực gần công nghiệp… thiếu các chương trình quan trắc tổng thể và định kỳ cho các khu vực nông thôn và làng nghề. Hoạt động kiểm kê và kiểm soát nguồn khí thải cũng chưa thực sự hiệu quả. Và một thực tế đáng buồn đó là sự tham gia tích cực của cộng đồng còn rất nhiều hạn chế. Sự tham gia góp ý của cộng đồng vào các quá trình hoạch định chính sách và các hoạt động quản lý môi trường còn mang nhiều tính hình thức.
   
Nguyn Cường
   
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quản lý môi trường không khí Việt Nam: Còn đó những thách thức
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO