Quản lý đất nông nghiệp, đất công ở Hà Nội: Xử lý lãnh đạo địa phương để xảy ra sai phạm

12/08/2014 00:00

(TN&MT) - Hà Nội đang đặt mục tiêu đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, hạn chế chuyển nhượng đất nông nghiệp trái phép là nhiệm vụ trọng tâm...

(TN&MT) - Việc rà soát, thanh kiểm tra phát hiện và giải quyết các vụ việc nhằm đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, hạn chế chuyển nhượng đất nông nghiệp trái phép, đang là một chủ trương lớn của nhiều địa phương, nhất là tại thành phố Hà Nội.
   
Tràn lan sai phm
  Theo Sở TN&MT Hà Nội, qua thanh tra công tác quản lý Nhà nước về đất công, đất nông nghiệp công ích của các phường, xã, thị trấn với các quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông, Tây Hồ, Thanh Xuân) thì hiện các phường vẫn quản lý diện tích đất nông nghiệp trên hệ thống bản đồ hiện trạng được xây dựng từ năm 1993 - 1998, công tác lập sổ theo dõi biến động chưa được quan tâm, các tài liệu, hồ sơ giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân không được lưu giữ đầy đủ.
   
  Điều này dẫn đến việc không thể quản lý đất đúng trên thực trạng đang có, rất nhiều thửa đất đươc ghi trên bản đồ là nông nghiệp, cây xanh song nay đã biến thành nhà cửa xây kiên cố. Mặt khác, trong thời gian dài, việc thiếu quy chế quy định trách nhiệm bàn giao hồ sơ quản lý đất nông nghiệp qua các thời kỳ, giữa Chủ tịch UBND phường và cán bộ địa chính… làm phát sinh các công trình xây dựng trái phép, khi có khiếu kiện thì đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn cho việc xử lý vi phạm.
   
   
  Qua thanh tra 3.638 ha đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều huyện cho thấy, có tới 698 ha đất vi phạm. Một số xã, thị trấn việc quản lý đất công ích còn lỏng, không lập hồ sơ quản lý đối với đất loại này, để xảy ra tình trạng xây dựng trái phép nhưng không có biện pháp xử lý. Một số diện tích đất nông nghiệp bị các hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển mục đích sử dụng nhưng các phường, xã, thị trấn cũng “phạt cho tồn tại” nên không thể xử lý dứt điểm.
   
  Đơn cử, như vụ việc xử lý vi phạm đối với 10 ki ốt cho thuê và xây dựng trái phép tại khu Đồng Non, thôn Thanh Vân, xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn. Khu đất này có diện tích gần 500 m2, nằm dọc ven đường quốc lộ 2, có nguồn gốc là quỹ đất công do UBND xã quản lý và theo quy hoạch phê duyệt là đất sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, năm 2010, UBND xã Tân Dân đã ký hợp đồng cho 10 hộ thuê thầu trái thẩm quyền khu đất trên với thời hạn thuê 5 năm (2010 - 2015) để sử dụng vào mục đích kinh doanh, đơn giá thuê là 20 nghìn đồng/m2, nộp một lần tại UBND xã. Đáng chú ý, khi ký hợp đồng giao thầu, UBND xã Tân Dân không có biên bản bàn giao ngoài thực địa cho chủ hợp đồng. Hiện tại, trong 10 ki ốt xây dựng thì 5 ki ốt đã xây thành nhà kiên cố cao quá 4 m; đa số hộ thuê thầu đều cho thuê lại với giá từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng/ki ốt. Nhưng từ năm 2010 đến nay, UBND xã Tân Dân né tránh, không ngăn chặn các vi phạm, lấy lý do hợp đồng chưa hết thời hạn, khó khăn trong tổ chức cưỡng chế vì công trình kiên cố, tài sản lớn, không có tiền đền bù(?!)…
   
X lý lãnh đo đa phương nếu phát sinh vi phm
   
  Theo ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, thời gian qua, do thành phố đã triển khai nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác quản lý đất đai nên  các vi phạm trong lĩnh vực này đã có dấu hiệu giảm. Đặc biệt, rất ít các vụ vi phạm nghiêm trọng, khiếu kiện đông người mới phát sinh. Các vụ việc khiếu kiện hiện nay chủ yếu tập trung vào các hộ gia đình và các vụ việc do lịch sử để lại.
   
  Tuy nhiên, ông Khanh cũng đánh giá, công tác phát hiện và xử lý vi phạm, nhất là xử lý trật tự xây dựng chưa thật sự quyết liệt. Có những sự việc báo chí, cử tri phản ánh nhiều lần nhưng địa phương chưa giải quyết đến nơi đến chốn. Công tác thanh, kiểm tra của các địa phương còn hạn chế, nhiều lúc xử lý còn chậm, lúng túng, có trường hợp né tránh, đùn đẩy, ngại va chạm.
   
  Do đó, để khắc phục, xử lý các sai phạm, ông Vũ Hồng Khanh yêu cầu các quận, huyện, phường, xã phải tập trung rà soát toàn bộ đất nông nghiệp, đất bãi bồi ven sông, rà soát hồ sơ để quản lý. Khi có dữ liệu đầy đủ, các địa phương phải tập trung phân loại và đẩy mạnh việc cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp.
   
  Đối với các trường hợp vi phạm, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh yêu cầu các quận, huyện phải thanh, kiểm tra, xử lý, đặc biệt vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Cùng với đó, các địa phương phải kiên quyết xử lý người gây ra vi phạm đồng thời chủ tịch xã, phường phải chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết các vi phạm này.
   
Trường Giang
   
        Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng diện tích đất công ích của thành phố lên tới trên 24.000 ha nhưng mới chỉ có 63,7% diện tích này tạo ra nguồn thu cho ngân sách, còn lại là chưa thu được. Một số quận huyện thất thu do giao đất cho các đoàn thể, hợp tác xã sử dụng, cho thuê có doanh thu nhưng lại không nộp vào ngân sách, thậm chí có nơi để ngoài sổ sách.
    
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quản lý đất nông nghiệp, đất công ở Hà Nội: Xử lý lãnh đạo địa phương để xảy ra sai phạm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO