Phục hồi đất nhiễm mặn do nuôi tôm

27/05/2014 00:00

(TN&MT) - Chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi tôm một cách ồ ạt, không theo đúng quy hoạch tại huyên Giá Rai tỉnh Bạc Liêu đã làm suy thoái môi trường đất...

(TN&MT) - Chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi tôm một cách ồ ạt, không theo đúng quy hoạch tại huyên Giá Rai tỉnh Bạc Liêu đã làm suy thoái nghiêm trọng môi trường đất, đặc biệt là quá trình mặn hóa đất. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất tôm nuôi cũng như vấn đề an ninh lương thực. Hiện, diện tích đất mặn liên tục tăng, từ năm 2010 đến nay diện tích đất mặn đã tăng gần 20 lần.
   
Không th trng cây lương thc vì đt mn
   
  Giá Rai là một huyện ven biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với các đặc trưng điển hình của vùng bán đảo Cà Mau nên kinh tế chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, đặc biệt lànuôi tôm nước mặn, lợ. Nhận thức được hiệu quả kinh tế từ quá trình nuôi trồng thuỷ sản mang lại, bắt đầu những năm 2000 huyện đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ trồng lúa sang nuôi tôm, đặc biệt trong giai đoạn 2000 - 2004 đã tăng 19,85 lần.
   
  Quá trình này, bước đầu đã mang lại hiệu quả và cải thiện đời sống của người dân trong vùng. Tuy nhiên sau một thời gian chuyển đổi, do quy hoạch chưa đồng bộ và quá trình chuyển đổi diễn ra một cách tự phát với phương thức nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh, nên đã xuất hiện các dấu hiệu về suy thoái môi trường đất. Trong đó vấn đề nổi cộm chính là sự mặn hoá của đất trên vùng nuôi. Sau vài vụ bội thu, giai đoạn 2007 - 2011, tôm bị dịch bệnh tràn lan đã khiến người dân nhiều vùng trắng tay. Từ đó đến nay, người dân có muốn quay trở lại với cây lúa thì năng suất cũng rất thấp do đất bị mặn hóa.
   
  Trước thực trạng này, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đã tập trung nghiên cứu tìm giải pháp cải tạo đất và nuôi tôm bền vững. Làm rõ quá trình đất bị nhiễm mặn do nuôi thủy sản, hậu quả của quá trình đó và đưa ra những giải pháp cơ bản rửa mặn để có thể sản xuất nông nghiệp và thủy sản kết hợp nông nghiệp (mô hình tôm - lúa) trên vùng đất này có hiệu quả…
   
Xác đnh nguyên nhân –tìm gii pháp hiu qu
   
  Kết quả phân tích các số liệu thu được từ lấy mẫu thực địa và khảo sát hiện trường trong thời gian nghiên cứu cho thấy diện tích đất chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm ngày càng tăng, trong khi đó trình độ kỹ thuật nuôi của các hộ dân còn thấp. Khoảng 10% diện tích ao nuôi bị bỏ trống sau vài vụ nuôi do đất bị nhiễm mặn. Các hộ nuôi theo mô hình quảng canh  và quảng canh hầu hết chỉ nuôi 1 vụ vào mùa khô còn mùa mưa để trống ao. Các hộ nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh thì nuôi 2 vụ/năm và nuôi liên tục từ năm này sang năm khác. Các nguyên nhân gây mặn đất được xác định là do hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nuôi tôm chưa đáp ứng đủ yêu cầu, hệ thống cấp thoát nước còn chằng chịt, chưa có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, còn thiếu chủ động trong việc cung cấp nước ngọt. Kỹ thuật cải tạo ao nuôi chưa đúng quy cách, chủ yếu sử dụng biện pháp cơ học, chưa biết tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn. Thời gian nuôi liên tục nên các ao nuôi không được nghỉ ngơi.
   
  Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác cũng là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến độ mặn tại các mô hình nuôi. Đáng chú ý là giữa 2 vụ, các hộ nuôi tôm không tiến hành cải tạo ao mà cho thả ngay tôm giống và canh tác liên tục từ năm này sang năm khác. Công tác cải tạo ao vẫn còn sơ sài nên đất có điều kiện bị mặn rất nhanh. Việc khai thác đất đai quá mức này làm cho đất luôn trong tình trạng ngập nước mặn và từ đó làm tăng độ mặn của đất. Ngoài ra, đối với hộ thuộc các mô hình còn lại khi tiến hành cải tạo ao, nhiều hộ nuôi chỉ cho cày ải đất hoặc bón vôi mà không thực hiện việc rửa mặn bằng nguồn nước ngọt. Với cách làm đơn giản này, đất không được rửa mặn một cách triệt để do đó tổng lượng muối hoà tan trong đất ngày càng cao.
   
  Giải pháp các nhà khoa học đưa ra là, ao/vuông nuôi tôm bị mặn cần được rửa nhiều lần, mỗi lần khoảng 2.000m3nước/ha, nên rửa mặn vào lúc trời nắng to và thực hiện vào đầu mùa mưa, nước dùng để rửa mặn là nước mưa hoặc nước sông kênh được lấy theo con nước.
   
   Sau khi cày, bừa kỹ rồi chờ bùn lắng xuống mới tháo nước đi và cho nước mới vào. Cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh rạch cấp thoát nước (đào mương tiêu mặn cho nước thoát nhanh hơn), san phẳng mặt ruộng. Hình thành các vùng dự án có quy mô vừa và lớn cho nuôi tôm để được đầu tư đồng bộ, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững và có hiệu quả cao, tiến hành nạo vét thường xuyên kênh rạch để tránh hiện tượng bồi lắng.
   
   Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bố trí lịch thời vụ hợp lý để giảm căng thẳng về nước tưới trong mùa khô hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng nước ngọt. Mở rộng mô hình nuôi quảng canh cải tiến tôm- lúa. Còn với mô hình bán thâm canh và thâm canh cần cho ao nghỉ 1 năm sau 2 năm nuôi đảm bảo cho việc phát triển bền vững và tránh đất bị nhiễm và tích tụ mặn.
   
Minh Thư
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phục hồi đất nhiễm mặn do nuôi tôm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO