(TN&MT) - Liên quan đến vụ việc ông Lê Nguyễn Hưng - nguyên Phó giám đốc Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (EximBank), chi nhánh TP. HCM ôm tiền gửi của khách hàng bỏ trốn, đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền phải là ưu tiên hàng đầu.
Quyền lợi của khách hàng là hàng đầu
Chiều tối ngày 01/03, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 02/2018, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trao đổi với báo chí liên quan đến vụ việc ông Lê Nguyễn Hưng - nguyên Phó giám đốc Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (EximBank), chi nhánh TP. HCM lợi dụng khách hàng ủy quyền giao dịch tiền gửi đã rút hàng trăm tỷ đồng rồi bỏ trốn.
Theo đó, bà Hồng cho biết, vụ việc này diễn ra từ năm 2017 và đến cuối năm 2017 thì Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án.
"Về phía Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo ngân hàng EximBank chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan của pháp luật để xử lý vụ việc", bà Hồng nói.
Bà Hồng cũng khẳng định, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước cũng như EximBank là quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền phải là ưu tiên hàng đầu.
"Qua năm bắt thông tin thì ngân hàng EximBank cũng đã trao đổi với người gửi tiền và đưa ra hướng xử lý trong khi chờ quyết định cuối cùng của cơ quan pháp luật", đại điện Ngân hàng Nhà nước cho biết.Về câu hỏi Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo như thế nào về việc phân biệt giữa khách hàng VIP và khách hàng thông thường hay không, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong các hoạt động tín dụng thì các tổ chức tín dụng và khách hàng đều phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
"Trong chỉ đạo điều hành thì Ngân hàng Nhà nước cũng không có những chỉ đạo, hướng dẫn nào về việc phân biệt khách hàng VIP với khách hàng bình thường", đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin, vừa qua, thị trường tài chính ngân hàng ''chấn động'' sau khi xuất hiện thông tin ông Lê Nguyễn Hưng - nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam, chi nhánh TP. HCM, lợi dụng khách hàng ủy quyền giao dịch tiền gửi đã rút hàng trăm tỷ đồng rồi bỏ trốn.
Theo thông tin ban đầu, ông Lê Nguyễn Hưng đã chiếm đoạt 245 tỷ đồng của nữ khách hàng tên C.T.B là khách hàng VIP, thường xuyên giao dịch với ngân hàng EximBank, chi nhánh TP. HCM rồi bỏ trốn ra nước ngoài.
Ông Hưng được cho là đã rút tiền ở sổ tiết kiệm của bà B từ năm 2014 - 2016. Năm 2017, nghi ngờ nên bà B. kiểm tra số dư sổ tiết kiệm thì phát hiện 245 tỷ đồng đã không cánh mà bay.
Sau khi phát hiện, bà B đã làm việc với phía ngân hàng EximBank, đồng thời tố cáo vụ việc đến Bộ Công an phía Nam. Phía ngân hàng Eximbank cũng có tố giác ông Hưng đến Bộ Công an đề nghị điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
Vào cuộc điều tra, Cơ quan công an sau đó đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Nguyễn Hưng để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời phát lệnh truy nã quốc tế khi ông này bỏ trốn.
Siết chặt an toàn giao dịch tiền gửi
Sau khi xuất hiện thông tin này, ngày 23/02, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 1126/NHNN-TTGSNH gửi các Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là TCTD) yêu cầu nghiêm túc triển khai, thực hiện việc đảm bảo an toàn giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm tại các TCTD.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các TCTD chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, Chỉ thị số 07/CT-NHNN ngày 11/10/2017 về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính và các chỉ đạo của NHNN liên quan đến giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, an toàn, bảo mật trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các quy định về quy trình, thủ tục, địa điểm giao dịch.
Đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ đảm bảo ban hành đầy đủ các quy định nội bộ theo đúng quy định của pháp luật về giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm.
Bên cạnh đó, phổ biến, quán triệt, triển khai tới tất cả các đơn vị của TCTD, các cán bộ nghiệp vụ để thống nhất thực hiện, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật và quy định nội bộ về giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm; Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ, đào tạo nâng cao kỹ năng, ý thức tuân thủ pháp luật cho cán bộ, nhân viên của TCTD.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các TCTD đẩy mạnh đổi mới công nghệ để tăng cường an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng; xem xét áp dụng biện pháp xác thực các giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm.
Đồng thời tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng nắm bắt thông tin, kịp thời thông báo, cảnh báo trong hệ thống để có các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với TCTD. Thực hiện tốt công tác truyền thông để khách hàng nắm, tuân thủ các quy định, quy trình, bảo mật thông tin khách hàng và thực hiện các giao dịch tại TCTD đúng quy định.
Ngoài ra, các TCTD cũng phải tăng cường công tác tự kiểm tra (nhất là kiểm tra chéo), kiểm soát, luân chuyển cán bộ làm công tác giao dịch về tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm nhằm ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật, quy trình, quy định nội bộ của TCTD.
Cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các TCTD kịp thời báo cáo NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng khi xảy ra các vụ việc sai phạm, các vi phạm quy định của pháp luật; đồng thời triển khai các biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Quyền lợi của khách hàng là hàng đầu
Chiều tối ngày 01/03, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 02/2018, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trao đổi với báo chí liên quan đến vụ việc ông Lê Nguyễn Hưng - nguyên Phó giám đốc Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (EximBank), chi nhánh TP. HCM lợi dụng khách hàng ủy quyền giao dịch tiền gửi đã rút hàng trăm tỷ đồng rồi bỏ trốn.
Theo đó, bà Hồng cho biết, vụ việc này diễn ra từ năm 2017 và đến cuối năm 2017 thì Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án.
"Về phía Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo ngân hàng EximBank chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan của pháp luật để xử lý vụ việc", bà Hồng nói.
Bà Hồng cũng khẳng định, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước cũng như EximBank là quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền phải là ưu tiên hàng đầu.
"Qua năm bắt thông tin thì ngân hàng EximBank cũng đã trao đổi với người gửi tiền và đưa ra hướng xử lý trong khi chờ quyết định cuối cùng của cơ quan pháp luật", đại điện Ngân hàng Nhà nước cho biết.Về câu hỏi Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo như thế nào về việc phân biệt giữa khách hàng VIP và khách hàng thông thường hay không, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong các hoạt động tín dụng thì các tổ chức tín dụng và khách hàng đều phải tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
"Trong chỉ đạo điều hành thì Ngân hàng Nhà nước cũng không có những chỉ đạo, hướng dẫn nào về việc phân biệt khách hàng VIP với khách hàng bình thường", đại diện Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã đưa tin, vừa qua, thị trường tài chính ngân hàng ''chấn động'' sau khi xuất hiện thông tin ông Lê Nguyễn Hưng - nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam, chi nhánh TP. HCM, lợi dụng khách hàng ủy quyền giao dịch tiền gửi đã rút hàng trăm tỷ đồng rồi bỏ trốn.
Theo thông tin ban đầu, ông Lê Nguyễn Hưng đã chiếm đoạt 245 tỷ đồng của nữ khách hàng tên C.T.B là khách hàng VIP, thường xuyên giao dịch với ngân hàng EximBank, chi nhánh TP. HCM rồi bỏ trốn ra nước ngoài.
Ông Hưng được cho là đã rút tiền ở sổ tiết kiệm của bà B từ năm 2014 - 2016. Năm 2017, nghi ngờ nên bà B. kiểm tra số dư sổ tiết kiệm thì phát hiện 245 tỷ đồng đã không cánh mà bay.
Sau khi phát hiện, bà B đã làm việc với phía ngân hàng EximBank, đồng thời tố cáo vụ việc đến Bộ Công an phía Nam. Phía ngân hàng Eximbank cũng có tố giác ông Hưng đến Bộ Công an đề nghị điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
Vào cuộc điều tra, Cơ quan công an sau đó đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Nguyễn Hưng để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời phát lệnh truy nã quốc tế khi ông này bỏ trốn.
Siết chặt an toàn giao dịch tiền gửi
Sau khi xuất hiện thông tin này, ngày 23/02, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 1126/NHNN-TTGSNH gửi các Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là TCTD) yêu cầu nghiêm túc triển khai, thực hiện việc đảm bảo an toàn giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm tại các TCTD.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các TCTD chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, Chỉ thị số 07/CT-NHNN ngày 11/10/2017 về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính và các chỉ đạo của NHNN liên quan đến giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, an toàn, bảo mật trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các quy định về quy trình, thủ tục, địa điểm giao dịch.
Đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định nội bộ đảm bảo ban hành đầy đủ các quy định nội bộ theo đúng quy định của pháp luật về giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm.
Bên cạnh đó, phổ biến, quán triệt, triển khai tới tất cả các đơn vị của TCTD, các cán bộ nghiệp vụ để thống nhất thực hiện, tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật và quy định nội bộ về giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm; Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ, đào tạo nâng cao kỹ năng, ý thức tuân thủ pháp luật cho cán bộ, nhân viên của TCTD.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các TCTD đẩy mạnh đổi mới công nghệ để tăng cường an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động ngân hàng; xem xét áp dụng biện pháp xác thực các giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm.
Đồng thời tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng nắm bắt thông tin, kịp thời thông báo, cảnh báo trong hệ thống để có các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với TCTD. Thực hiện tốt công tác truyền thông để khách hàng nắm, tuân thủ các quy định, quy trình, bảo mật thông tin khách hàng và thực hiện các giao dịch tại TCTD đúng quy định.
Ngoài ra, các TCTD cũng phải tăng cường công tác tự kiểm tra (nhất là kiểm tra chéo), kiểm soát, luân chuyển cán bộ làm công tác giao dịch về tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm nhằm ngăn chặn các rủi ro có thể xảy ra; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật, quy trình, quy định nội bộ của TCTD.
Cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các TCTD kịp thời báo cáo NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng khi xảy ra các vụ việc sai phạm, các vi phạm quy định của pháp luật; đồng thời triển khai các biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.