(TN&MT) - Dự kiến trong tháng 6/2018, Bộ TN&MT sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ Dự thảo Nghị định quy định về lộ trình và phương thức giảm phát thải khí nhà kính. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng, phân định rõ trách nhiệm của các bên và lộ trình Việt Nam cụ thể hóa cam kết trong Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.Lộ trình bắt buộc song song với khuyến khích
Tại cuộc họp rà soát, hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định về lộ trình và phương thức giảm phát thải khí nhà kính vừa diễn ra, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết: Theo dự thảo, trong giai đoạn cam kết đầu tiên từ 2021 - 2030, việc giảm nhẹ được thực hiện theo Bộ, ngành mang tính bắt buộc song song với khuyến khích các tỉnh, thành phố, cơ sở sản xuất lớn xây dựng các kế hoạch giảm nhẹ tự nguyện. Đến năm 2030, các ngành: Công thương, GTVT, Xây dựng, NN&PTNT phải giảm tối thiểu 8% lượng phát thải so với kịch bản phát thải thông thường, tương đương 62,8 triệu tấn CO2. Mức giảm tối đa là 25%, tương đương 135,4 triệu tấn CO2 nếu có hỗ trợ quốc tế.
Theo chức năng quản lý đối với các ngành kinh tế, các Bộ sẽ căn cứ vào mức phân bổ chỉ tiêu cụ thể của Nghị định để xây dựng hướng dẫn chi tiết về lộ trình giảm nhẹ phát thải đến từng năm. Phương thức thực hiện là xây dựng đề án giảm nhẹ cấp lĩnh vực, quản lý giảm phát thải bằng tín chỉ các bon và thực hiện các ưu đãi, hỗ trợ các biện pháp, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính (KNK).Theo dự thảo Nghị định, Chính phủ cũng khuyến khích các Bộ thực hiện cao hơn mục tiêu đề ra, có thể lựa chọn trao đổi, bán tín chỉ các bon và cập nhật mục tiêu định kỳ trong báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Riêng Đề án Giảm nhẹ phát thải KNK cấp quốc gia sẽ do Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh tế - xã hội gây phát thải, UBND các tỉnh/thành phố, Chính phủ khuyến khích xây dựng kế hoạch hành động giảm phát thải, chủ động chuyển đổi công nghệ, áp dụng quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ ít phát thải; đặc biệt là các hoạt động giảm nhẹ, tăng cường hấp thụ KNK trong khuôn khổ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và các thỏa ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Sau 2030, có thể tăng mức độ bắt buộc đối với cơ sở sản xuất cụ thể dựa trên số liệu kiểm kê phát thải khí nhà kính.
Dự thảo cũng nêu rõ, giai đoạn 2030 - 2050, Việt Nam giảm từ 1,5 - 2% lượng phát thải KNK hằng năm và đạt mức giảm tối thiểu 45%; hướng tới là nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp đạt 44%, tăng tỷ lệ che phủ rừng hơn 50% và hoàn thành các mục tiêu giảm phát thải KNK các cấp đề ra trong “Chiến lược phát thải thấp dài hạn quốc gia tầm nhìn đến 2050”.
Áp dụng cơ chế quản lý mới
Giảm nhẹ phát thải KNK là lĩnh vực mới chưa từng có quy định tại Việt Nam, do vậy, cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thống nhất phương thức quản lý theo tín chỉ các bon. Cơ chế này sẽ được áp dụng quản lý hoạt động giảm phát thải ở cấp Trung ương và cấp lĩnh vực, thông qua hệ thống chính sách định giá các bon phù hợp với từng lĩnh vực và kèm theo các chính sách, hướng dẫn cụ thể.
Thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ: KH&ĐT, Công Thương, GTVT, NN&PTNT, Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố xây dựng đề án thí điểm quản lý giảm nhẹ phát thải KNK theo tín chỉ các-bon, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/12/2019 để có cơ sở áp dụng từ sau năm 2020.
Hàng năm, chủ dự án, cơ sở có kế hoạch giảm nhẹ KNK sẽ định kì báo cáo đánh giá kết quả thực hiện cho UBND cấp tỉnh hoặc Bộ quản lý lĩnh vực có liên quan. Bộ TN&MT có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp gửi tới Thủ tướng Chính phủ.
Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân, bên cạnh việc quản lý giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo ngành bắt buộc để thực hiện cam kết quốc tế, Nghị định cần thể hiện vai trò quản lý Nhà nước rõ ràng hơn đối với những cơ sở, doanh nghiệp, dự án có hoạt động phát thải lớn, bởi nếu chỉ khuyến khích sẽ rất khó yêu cầu cấp cơ sở nghiêm túc triển khai. Thứ trưởng đề nghị, Cục Biến đổi khí hậu cần rà soát quy định, nghiên cứu lộ trình có thể từ năm 2020, một số doanh nghiệp có phát thải lớn phải xây dựng đề án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và đăng ký mức phát thải gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện chính sách pháp luật.
Sau khi hoàn thiên dự thảo, Bộ TN&MT sẽ gửi lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành góp ý, thống nhất nội dung dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.
Tại cuộc họp rà soát, hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định về lộ trình và phương thức giảm phát thải khí nhà kính vừa diễn ra, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết: Theo dự thảo, trong giai đoạn cam kết đầu tiên từ 2021 - 2030, việc giảm nhẹ được thực hiện theo Bộ, ngành mang tính bắt buộc song song với khuyến khích các tỉnh, thành phố, cơ sở sản xuất lớn xây dựng các kế hoạch giảm nhẹ tự nguyện. Đến năm 2030, các ngành: Công thương, GTVT, Xây dựng, NN&PTNT phải giảm tối thiểu 8% lượng phát thải so với kịch bản phát thải thông thường, tương đương 62,8 triệu tấn CO2. Mức giảm tối đa là 25%, tương đương 135,4 triệu tấn CO2 nếu có hỗ trợ quốc tế.
Theo chức năng quản lý đối với các ngành kinh tế, các Bộ sẽ căn cứ vào mức phân bổ chỉ tiêu cụ thể của Nghị định để xây dựng hướng dẫn chi tiết về lộ trình giảm nhẹ phát thải đến từng năm. Phương thức thực hiện là xây dựng đề án giảm nhẹ cấp lĩnh vực, quản lý giảm phát thải bằng tín chỉ các bon và thực hiện các ưu đãi, hỗ trợ các biện pháp, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính (KNK).Theo dự thảo Nghị định, Chính phủ cũng khuyến khích các Bộ thực hiện cao hơn mục tiêu đề ra, có thể lựa chọn trao đổi, bán tín chỉ các bon và cập nhật mục tiêu định kỳ trong báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Riêng Đề án Giảm nhẹ phát thải KNK cấp quốc gia sẽ do Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh tế - xã hội gây phát thải, UBND các tỉnh/thành phố, Chính phủ khuyến khích xây dựng kế hoạch hành động giảm phát thải, chủ động chuyển đổi công nghệ, áp dụng quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ ít phát thải; đặc biệt là các hoạt động giảm nhẹ, tăng cường hấp thụ KNK trong khuôn khổ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và các thỏa ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Sau 2030, có thể tăng mức độ bắt buộc đối với cơ sở sản xuất cụ thể dựa trên số liệu kiểm kê phát thải khí nhà kính.
Dự thảo cũng nêu rõ, giai đoạn 2030 - 2050, Việt Nam giảm từ 1,5 - 2% lượng phát thải KNK hằng năm và đạt mức giảm tối thiểu 45%; hướng tới là nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp đạt 44%, tăng tỷ lệ che phủ rừng hơn 50% và hoàn thành các mục tiêu giảm phát thải KNK các cấp đề ra trong “Chiến lược phát thải thấp dài hạn quốc gia tầm nhìn đến 2050”.
Áp dụng cơ chế quản lý mới
Giảm nhẹ phát thải KNK là lĩnh vực mới chưa từng có quy định tại Việt Nam, do vậy, cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và thống nhất phương thức quản lý theo tín chỉ các bon. Cơ chế này sẽ được áp dụng quản lý hoạt động giảm phát thải ở cấp Trung ương và cấp lĩnh vực, thông qua hệ thống chính sách định giá các bon phù hợp với từng lĩnh vực và kèm theo các chính sách, hướng dẫn cụ thể.
Thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ: KH&ĐT, Công Thương, GTVT, NN&PTNT, Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố xây dựng đề án thí điểm quản lý giảm nhẹ phát thải KNK theo tín chỉ các-bon, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/12/2019 để có cơ sở áp dụng từ sau năm 2020.
Hàng năm, chủ dự án, cơ sở có kế hoạch giảm nhẹ KNK sẽ định kì báo cáo đánh giá kết quả thực hiện cho UBND cấp tỉnh hoặc Bộ quản lý lĩnh vực có liên quan. Bộ TN&MT có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp gửi tới Thủ tướng Chính phủ.
Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân, bên cạnh việc quản lý giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo ngành bắt buộc để thực hiện cam kết quốc tế, Nghị định cần thể hiện vai trò quản lý Nhà nước rõ ràng hơn đối với những cơ sở, doanh nghiệp, dự án có hoạt động phát thải lớn, bởi nếu chỉ khuyến khích sẽ rất khó yêu cầu cấp cơ sở nghiêm túc triển khai. Thứ trưởng đề nghị, Cục Biến đổi khí hậu cần rà soát quy định, nghiên cứu lộ trình có thể từ năm 2020, một số doanh nghiệp có phát thải lớn phải xây dựng đề án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và đăng ký mức phát thải gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để có cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện chính sách pháp luật.
Sau khi hoàn thiên dự thảo, Bộ TN&MT sẽ gửi lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành góp ý, thống nhất nội dung dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.
Nghị định quy định lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải KNK thuộc các lĩnh vực có hoạt động phát thải, hấp thụ KNK; kiểm kê KNK; đo đạc, báo cáo, thẩm tra mức giảm nhẹ phát thải và quản lý Nhà nước về giảm nhẹ phát thải KNK tại Việt Nam. Đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động phát thải, hấp thụ KNK trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Theo dự thảo Nghị định, các lĩnh vực chính gây phát thải KNK tại Việt Nam gồm: năng lượng, quản lý chất thải, nông nghiệp, sử dụng đất - thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp. Tương ứng là quy định phân bổ mức giảm nhẹ phát thải KNK đến năm 2030 cho 4 Bộ: Bộ Công Thương 2,3%; Bộ GTVT 0,6%; Bộ Xây dựng 1%; Bộ NN&PTNT 3,6%. |