NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam sẽ định hướng SXKD phù hợp trong bối cảnh dịch COVID-19 

Thu Trang - Mai Đan| 12/05/2020 21:21

(TN&MT) - Chiều 12/5, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị triển khai phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2020 và Đại hội Đại biểu công nhân viên chức – người lao động năm 2020. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Tại hội nghị, ông Kim Quang Minh, Chủ tịch – Tổng giám đốc Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam cho biết: Căn cứ vào Chương trình công tác năm 2020 của Bộ TN&MT và các chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển ngành lĩnh vực đã ban hành. Căn cứ tình hình sản xuất – kinh doanh năm 2019 và theo xu hướng tình hình phát triển kinh tế xã hội đất nước. Với tinh thần chủ động, Nhà xuất bản xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2020 và các năm tiếp theo hướng kiện toàn, tái cơ cấu bộ máy nhằm chuyển biến tích cực mọi hoạt động của Nhà xuất bản.

Về phương hướng nhiệm vụ năm 2020, ông Kim Quang Minh cho biết, trong năm nay, Nhà xuất bản tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ chính trị, kế hoạch nhiệm vụ sản xuất – kinh doanh năm 2020, các chỉ tiêu tài chính và sản xuất – kinh doanh và các mặt công tác khác.

Bên cạnh đó, Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam cũng quyết liệt thực hiện các giải pháp theo chương trình hành động của Tổng giám đốc dựa trên các tiêu chí: Xây dựng định hướng chiến lược sản phẩm; Đổi mới công tác kế hoạch và phát triển thị trường; Hoàn thiện bộ máy quản lý và phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp về phát triển công nghệ; Công tác tài chính và quản lý tài chính; Khai Thác các nguồn lực khác.

Ông Kim Quang Minh - Chủ tịch – Tổng giám đốc Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam phát biểu

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đã, đang và tiếp tục là nguyên nhân gây ra nhiều hệ quả kinh tế cho doanh nghiệp, ông Kim Quang Minh cho biết: “Nhà xuất bản sẽ tập trung nghiên cứu, định hướng công tác sản xuất kinh doanh cho phù hợp với các chính sách Nhà nước về phòng chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh COVID-19 cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ của Bộ TN&MT, Bộ Thông tin và Truyền thông về những chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong thời gian tới”.

Đánh giá chung về công tác công đoàn năm 2019, ông Nguyễn Đức Vũ – Chủ tịch Công đoàn Nhà xuất bản cho biết: “Công đoàn Nhà xuất bản đã bám sát chúc năng, nhiệm vụ cùng với chính quyền xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh, tổ chức vận động cán bộ công nhân viên – lao động và đoàn viên công đoàn tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua, tăng cường cải cách hành chính, có ý thức trách nhiệm, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh”.

Ông Nguyễn Đức Vũ cũng nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Nhà xuất bản trong năm 2020 sẽ hướng tới những mục tiêu như: Tổ chức tốt phong trào thi đua yêu nước, vận động cán bộ công nhân viên học tập, lao động thi đua sản xuất, lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn; truyên truyền chỉ thị Nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước trong cán bộ công nhân viên lao động; tham gia đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 5 – CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tiếp tục vận động nữ cán bộ công nhân viên – lao động nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, xây dựng cơ quan “Xanh – Sạch – Đẹp”;...

Phát biểu tại hội nghị, Thứ Trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đánh giá cao sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu của Nhà xuất bản với báo cáo rất đầy đủ các nội dung trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng lớn đến kế hoạch năm nay của Nhà xuất bản.

Quang cảnh hội nghị

Ấn tượng với kết quả đạt được năm 2019 của Nhà xuất bản, Thứ trưởng Trần Quý Kiên cũng đánh giá Nhà xuất bản đã xử lý dứt điểm công nợ từ nhiều năm trước.

Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho biết: Theo xu hướng hiện nay, khái niệm an ninh ngày một mở rộng và các nước có công nghệ ngày càng phát triển. Vì thế, nếu không có chiến lược và không bàn thảo kỹ, nhiều đơn vị sẽ bị động. Không chỉ đối với Nhà xuất bản mà ngay cả trong ngành tài nguyên và môi trường và một số ngành khác, hiện tượng “chảy máu chất xám” xảy ra tương đối phổ biến. 

Ông Dương Trung Thành, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường (thứ 2 từ trái qua), ông Kim Quang Minh - Chủ tịch – Tổng giám đốc Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam và ông Nguyễn Đức Vũ – Chủ tịch Công đoàn Nhà xuất bản (thứ nhất từ trái qua) chúc mừng Ban Thanh tra Nhân dân nhiệm kỳ 2020-2022 của Nhà xuất bản 

Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Trần Quý Kiên nhấn mạnh, bên cạnh chính sách thu hút đào tạo, tuyển dụng, Nhà xuất bản cần phải xem xét mạnh dạn thay đổi áp dụng công nghệ. Theo Thứ trưởng, việc áp dụng công nghệ sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc, qua đó giúp tăng thu nhập của cán bộ công nhân viên chức người lao động. 

“Thời gian là vàng bạc, bước vào giai đoạn mới năm 2020, Nhà xuất bản cần có quan điểm xây dựng kế hoạch phát triển Nhà xuất bản trong 10 năm tới, thậm chí 20 hay 30 năm nữa. Đây là thời điểm thích hợp mà Nhà xuất bản cần quan tâm thực hiện tốt quan điểm trên trong thời gian tới” - Thứ trưởng Trần Quý Kiên nhấn mạnh.

Sau Hội nghị triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Nhà xuất bản đã tổ chức bầu Ban Thanh tra Nhân dân nhiệm kỳ 2020-2022. Căn cứ kết quả kiểm phiếu, 8 đồng chí sau đây đã trúng Ban Thanh tra Nhân dân nhiệm kỳ 2020-2022:

Bà Phạm Hồng Thái (Nhà máy in Bản đồ); Bà Trần Nhật Lê (Trung tâm Biên tập – Công nghệ cao); Ông Nguyễn Văn Hữu (Trung tâm Dịch vụ và Phát triển Công nghệ Bản đồ); Bà Đàm Thị Hoà (Phòng Kế hoạch Thị trường/Phòng ban I) và bà Hoàng Thị Mai Anh (Trung tâm phát triển ứng dụng GIS); Bà Đặng Quỳnh Mai (Trung tâm phát hành); Ông Hồng Cao Lân (Chi nhánh NXB tại TP HCM); Bà Nguyễn Thu Hường (Xí nghiệp bản đồ).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
NXB Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam sẽ định hướng SXKD phù hợp trong bối cảnh dịch COVID-19 
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO