(TN&MT) - Tình trạng núp bóng dự án "vườn ao chuồng" để bán đất kéo dài, trách nhiệm chính của người đứng đầu và lãnh đạo huyện Lập Thạch. Vì sao không đề xuất rút giấy phép?
Sau khi báo Tài nguyên & Môi trường phản ánh tình trạng núp bóng dự án "vườn ao chuồng" để múc đất bán, lãnh đạo huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cho biết cơ quan ban ngành đã vào cuộc kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, theo tìm hiểu chúng tôi, hoạt động của các "mỏ đất" này vẫn diễn ra bình thường không vấp phải sự cản trở nào.
Trả lời PV, ông Nguyễn Thế Hùng (Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch) cho biết, đã giao ông Quyết Phó Chủ tịch phụ trách chỉ đạo Phòng TN&MT, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, báo cáo để có phương án xử lý.
PV đặt vấn đề về việc đề xuất rút giấy phép đối với các doanh nghiệp núp bóng vườn ao chuồng để khai thác đất và cao lanh non đem bán. Ông Hùng nói rằng: "Sự việc chắc là có. Phòng ban vẫn thường xuyên có báo cáo."
PV cũng nêu câu hỏi về trách nhiệm người đứng đầu, ông Chủ tịch huyện cho hay, sẽ xử lý quyết liệt. "Đường sá của địa phương bị hỏng hết, chúng tôi cũng rất sốt ruột." - Ông Chủ tịch nói.
Trong khi đó, trả lời chúng tôi, ông Quyết cho biết, huyện đã yêu cầu các doanh nghiệp cam kết, hoàn trả lại hiện trạng đường sá cho dân. Huyện cũng thống nhất rút kinh nghiệp, đối với các dự án của doanh nghiệp được tỉnh cấp phép, phải làm cam kết đảm bảo môi trường, đảm bảo kết cấu hạ tầng với huyện. "Từng bước sẽ chấn chỉnh." - Ông Quyết nói.
Chúng tôi thắc mắc dự án vườn ao chuồng nhưng không thấy vườn ao chuồng đâu mà thực chất toàn múc đất bán. Ông Quyết cho hay, ở tỉnh hiện nay có rất nhiều dự án vườn ao chuồng. Riêng tại Lập Thạch, UBND huyện đã có những văn bản yêu cầu rà soát kỹ. Doanh nghiệp nào làm vườn ao chuồng thực sự thì cho phép tiếp tục. "Chắc chắn từ nay trở đi, khó có dự án nào xảy ra hiện tượng như vậy." - Phó Chủ tịch huyện nhấn mạnh.
Ở 2 khu vực mà báo TN&MT phản ánh, huyện đã yêu cầu 2 doanh nghiệp thực hiện đúng dự án vườn ao chuồng như đã đăng ký. Đối với vấn đề đề xuất rút giấy phép như PV nêu, ông Quyết cũng cho rằng, nếu doanh nghiệp cứ tiếp tục sai phạm, không chịu thực hiện, "có thể phải dùng biện pháp cứng rắn".
Từ lâu, tại huyện Lập Thạch diễn ra tình trạng phá đồi khai thác đất đem bán dưới danh nghĩa làm dự án vườn ao chuồng. Theo đó, hằng ngày hằng giờ, những đoàn xe tải chở đất vương vãi từ các mỏ dọc một số tuyến đường. Trong đó, 2 mỏ khai thác lớn nhất nằm ở khu 15 xã Tử Du và Núi Hiệu xã Liễn Sơn.
Các tuyến đường bê tông liên thôn, liên xã đang bị những đoàn xe này ngày đêm cày phá. Ngày nắng đường toàn đất cát bụi bặm, mưa xuống thì đường toàn bùn ướt lầy lội. Nhiều đoạn đường bê tông đã bị vỡ. Tình trạng diễn ra rất lâu mà không thấy xử lý. Đường bê tông nông thôn do nhà nước và người dân cùng làm đã bị các doanh nghiệp tư nhân chiếm làm lối vận chuyển đất. Đường bê tông đã trở thành đường đất bẩn thỉu.
Theo tìm hiểu, ở Lập Thạch có nhiều khu vực trữ lượng đất cao lanh có giá trị. Cách đây vài năm, ở đây thường diễn ra tình trạng khai thác cao lanh trái phép. Tuy nhiên bây giờ, hiện tượng này có vẻ chấm dứt mà thay vào đó là các doanh nghiệp "làm đúng luật" bằng cách đăng ký giấy phép làm các dự án “vườn – ao – chuồng”. Theo đó, họ xin được phép hạ cốt nền các quả đồi và khai thác đất.
Mỏ đất ở khu 15 (xã Tử Du) là của Công ty TNHH Thượng mại Xây dựng và Đầu tư Khánh Toàn, còn mỏ ở Núi Hiệu (Liễn Sơn) là của công ty Tiến Liên. Đoàn xe phục vụ cho các mỏ đất này là những doanh nghiệp có tiếng ở Vĩnh Phúc như Huệ Anh, Bảo Quân, Tân Thành, Lâm Hùng,... Một số xe về Thổ Tang (Vĩnh Tường) để đổ đất san lấp. Một số xe khác lại đi về hướng Bình Xuyên và TP. Vĩnh Yên.
Riêng khu vực Công ty Khánh Toàn khai thác, biên bản kiểm tra của Sở TN&MT Vĩnh Phúc phối hợp với UBND huyện Lập Thạch đã chỉ rõ, việc san gạt các hạng mục công trình chưa đồng bộ tạo nên chênh lệch địa hình lớn gây nguy cơ mất an toàn. Việc khai thác vận chuyển đã gây nên tác động tiêu cực cho môi trường và giao thông: đường sá hỏng, bui bặm ô nhiễm.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...
Sau khi báo Tài nguyên & Môi trường phản ánh tình trạng núp bóng dự án "vườn ao chuồng" để múc đất bán, lãnh đạo huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cho biết cơ quan ban ngành đã vào cuộc kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên, theo tìm hiểu chúng tôi, hoạt động của các "mỏ đất" này vẫn diễn ra bình thường không vấp phải sự cản trở nào.
Trả lời PV, ông Nguyễn Thế Hùng (Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch) cho biết, đã giao ông Quyết Phó Chủ tịch phụ trách chỉ đạo Phòng TN&MT, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, báo cáo để có phương án xử lý.
PV đặt vấn đề về việc đề xuất rút giấy phép đối với các doanh nghiệp núp bóng vườn ao chuồng để khai thác đất và cao lanh non đem bán. Ông Hùng nói rằng: "Sự việc chắc là có. Phòng ban vẫn thường xuyên có báo cáo."
PV cũng nêu câu hỏi về trách nhiệm người đứng đầu, ông Chủ tịch huyện cho hay, sẽ xử lý quyết liệt. "Đường sá của địa phương bị hỏng hết, chúng tôi cũng rất sốt ruột." - Ông Chủ tịch nói.
Trong khi đó, trả lời chúng tôi, ông Quyết cho biết, huyện đã yêu cầu các doanh nghiệp cam kết, hoàn trả lại hiện trạng đường sá cho dân. Huyện cũng thống nhất rút kinh nghiệp, đối với các dự án của doanh nghiệp được tỉnh cấp phép, phải làm cam kết đảm bảo môi trường, đảm bảo kết cấu hạ tầng với huyện. "Từng bước sẽ chấn chỉnh." - Ông Quyết nói.
Chúng tôi thắc mắc dự án vườn ao chuồng nhưng không thấy vườn ao chuồng đâu mà thực chất toàn múc đất bán. Ông Quyết cho hay, ở tỉnh hiện nay có rất nhiều dự án vườn ao chuồng. Riêng tại Lập Thạch, UBND huyện đã có những văn bản yêu cầu rà soát kỹ. Doanh nghiệp nào làm vườn ao chuồng thực sự thì cho phép tiếp tục. "Chắc chắn từ nay trở đi, khó có dự án nào xảy ra hiện tượng như vậy." - Phó Chủ tịch huyện nhấn mạnh.
Ở 2 khu vực mà báo TN&MT phản ánh, huyện đã yêu cầu 2 doanh nghiệp thực hiện đúng dự án vườn ao chuồng như đã đăng ký. Đối với vấn đề đề xuất rút giấy phép như PV nêu, ông Quyết cũng cho rằng, nếu doanh nghiệp cứ tiếp tục sai phạm, không chịu thực hiện, "có thể phải dùng biện pháp cứng rắn".
Từ lâu, tại huyện Lập Thạch diễn ra tình trạng phá đồi khai thác đất đem bán dưới danh nghĩa làm dự án vườn ao chuồng. Theo đó, hằng ngày hằng giờ, những đoàn xe tải chở đất vương vãi từ các mỏ dọc một số tuyến đường. Trong đó, 2 mỏ khai thác lớn nhất nằm ở khu 15 xã Tử Du và Núi Hiệu xã Liễn Sơn.
Các tuyến đường bê tông liên thôn, liên xã đang bị những đoàn xe này ngày đêm cày phá. Ngày nắng đường toàn đất cát bụi bặm, mưa xuống thì đường toàn bùn ướt lầy lội. Nhiều đoạn đường bê tông đã bị vỡ. Tình trạng diễn ra rất lâu mà không thấy xử lý. Đường bê tông nông thôn do nhà nước và người dân cùng làm đã bị các doanh nghiệp tư nhân chiếm làm lối vận chuyển đất. Đường bê tông đã trở thành đường đất bẩn thỉu.
Theo tìm hiểu, ở Lập Thạch có nhiều khu vực trữ lượng đất cao lanh có giá trị. Cách đây vài năm, ở đây thường diễn ra tình trạng khai thác cao lanh trái phép. Tuy nhiên bây giờ, hiện tượng này có vẻ chấm dứt mà thay vào đó là các doanh nghiệp "làm đúng luật" bằng cách đăng ký giấy phép làm các dự án “vườn – ao – chuồng”. Theo đó, họ xin được phép hạ cốt nền các quả đồi và khai thác đất.
Mỏ đất ở khu 15 (xã Tử Du) là của Công ty TNHH Thượng mại Xây dựng và Đầu tư Khánh Toàn, còn mỏ ở Núi Hiệu (Liễn Sơn) là của công ty Tiến Liên. Đoàn xe phục vụ cho các mỏ đất này là những doanh nghiệp có tiếng ở Vĩnh Phúc như Huệ Anh, Bảo Quân, Tân Thành, Lâm Hùng,... Một số xe về Thổ Tang (Vĩnh Tường) để đổ đất san lấp. Một số xe khác lại đi về hướng Bình Xuyên và TP. Vĩnh Yên.
Riêng khu vực Công ty Khánh Toàn khai thác, biên bản kiểm tra của Sở TN&MT Vĩnh Phúc phối hợp với UBND huyện Lập Thạch đã chỉ rõ, việc san gạt các hạng mục công trình chưa đồng bộ tạo nên chênh lệch địa hình lớn gây nguy cơ mất an toàn. Việc khai thác vận chuyển đã gây nên tác động tiêu cực cho môi trường và giao thông: đường sá hỏng, bui bặm ô nhiễm.
Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin...