Núi Pháo nỗ lực đảm bảo cuộc sống cho người dân

Quyết Thắng| 09/10/2019 09:50

(TN&MT) - Nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án có cuộc sống “bằng hoặc tốt hơn” so với trước đây, Công ty Núi Pháo...

(TN&MT) - Nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án có cuộc sống “bằng hoặc tốt hơn” so với trước đây, Công ty Núi Pháo (NPM) đã xây dựng các chương trình Phục hồi sinh kế bền vững như Khuyến nông, vốn vay ủy thác và chính sách ưu tiên tuyển dụng lao động là hộ ảnh hưởng và đặc biệt là mô hình Cung ứng địa phương.
Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, NPM đã xây dựng và phát triển các mô hình cung ứng địa phương với các tiêu chí: Chủ cơ sở/doanh nghiệp phải là hộ bị thu hồi đất bởi dự án, phải ưu tiên tuyển dụng lao động là hộ bị ảnh hưởng bởi dự án với mức lương tối thiểu không thấp hơn mức lương của lao động phổ thông đang làm tại NPM.
Để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài địa bàn, các cơ sở cung ứng địa phương gặp phải không ít khó khăn, hạn chế nhất định như: Năng lực cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hóa dịch vụ, sự chuyên nghiệp, thời gian đáp ứng. Tuy vậy, với mong muốn trao cơ hội mở rộng kinh doanh, có việc làm và thu nhập cho những người bị ảnh hưởng bởi dự án, NPM đã chấp nhận rủi ro và kiên trì đồng hành cùng các cơ sở trong việc nâng cao năng lực, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thậm chí trợ giá trong giai đoạn mới thành lập, hỗ trợ tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường (bằng việc hỗ trợ các đợt thăm quan học tập kinh nghiệm, tham gia hỗ trợ đàm phán với khách hàng).
Câu chuyện của Doanh nghiệp May bao bì Anh Dương
Chị Đinh Thị Hải Thùy vốn là một hộ bị ảnh hưởng (thu hồi đất) bởi dự án Núi Pháo. Trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, chị Thùy tham gia làm cộng tác viên và sau đó trở thành nhân viên an ninh của Công ty. Sau 3 năm làm việc tại Núi Pháo, chị Thùy nghỉ việc với mong muốn chuyển sang kinh doanh. Được sự hỗ trợ của gia đình và sự động viên, tạo điều kiện từ Công ty Núi Pháo, năm 2013 chị quyết định thành lập xưởng may túi đựng quặng Anh Dương theo chương trình Phục hồi Kinh tế của Công ty Núi Pháo.
Giai đoạn đầu chị Thùy gặp nhiều khó khăn trở ngại bởi lĩnh vực này hoàn toàn mới mẻ đối với chị. Công ty Núi Pháo đã đồng hành cùng doanh nghiệp, giới thiệu mô hình để chị được đi thăm quan, học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi như Hà Nội, Phú Thọ… Không chỉ tiêu thụ sản phẩm mà Công ty Núi Pháo còn giới thiệu và đào tạo người lao động địa phương (vốn là những hộ bị ảnh hưởng) làm việc cho doanh nghiệp của chị Thùy.
Hiện có trên 60 lao động đang làm việc cố định tại đây với mức lương bình quân 6.5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra số lao động bán thời gian tùy thuộc vào thời điểm nhưng thường từ khoảng 10-40 lao động. Sau 6 năm từ khi thành lập, doanh nghiệp Anh Dương đã giảm dần sự phụ thuộc vào đơn hàng của Núi Pháo và phát triển các đơn hàng với khách hàng nội địa cũng như quốc tế. Năm 2018 doanh nghiệp Anh Dương được UBND huyện Đại Từ khen thưởng là doanh nghiệp có nhiều thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Các đoàn khách trong nước và quốc tế tham quan doanh nghiệp may túi đựng quặng Anh Dương.
Các đoàn khách trong nước và quốc tế tham quan doanh nghiệp may túi đựng quặng Anh Dương.
Chị Thùy chia sẻ: “Lâu nay làm việc với Núi Pháo, chẳng biết cách suy nghĩ và quản lý của tôi đã bị “nhiễm” theo Núi Pháo từ lúc nào, từ việc ưu tiên tuyển dụng cho người bị mất đất đến cách quản lý con người. Hiện nay trên 80% người lao động của tôi là người bị mất đất cho dự án Núi Pháo. Có những người trình độ học vấn chỉ lớp 3, lớp 4, không có tay nghề, chúng tôi vẫn nhận vào và đào tạo, dạy nghề miễn phí... Mức lương trung bình của công nhân ở đây là 5.5 – 6.5 triệu đồng/tháng, chế độ bảo hiểm, lương thưởng, nghỉ mát đầy đủ. Đối với lao động gắn bó với doanh nghiệp từ 3 năm trở lên, Công ty sẽ hỗ trợ mua bảo hiểm thân thể cho bản thân nhân viên và cả gia đình họ."
"Trở thành một doanh nghiệp cung ứng của Núi Pháo cũng là một trong những thay đổi quan trọng trong đời tôi. Với công việc này, tôi không chỉ phát triển được kinh tế cho gia đình mình mà còn có thể tạo được việc làm, thu nhập cho nhiều người khác, đặc biệt là những người vốn là nông dân bị mất nhà, mất đất đang rất cần việc làm, đó là điều tôi rất tâm đắc” - chị Thùy nhấn mạnh.
Chị Thùy (trái) – chủ doanh nghiệp Anh Dương làm việc tại xưởng.
Chị Thùy (trái) – chủ doanh nghiệp Anh Dương làm việc tại xưởng. 
Câu chuyện của chị Thùy chỉ là một câu chuyện tiêu biểu trong những câu chuyện khởi nghiệp của các doanh nghiệp, cơ sở cung ứng địa phương của NPM. Tính từ năm 2012 đến nay, ngoài Công ty Anh Dương còn có 5 mô hình cung ứng địa phương được thành lập nhằm cung cấp các mặt hàng, dịch vụ cho NPM như: Cơ sở sản xuất giá đỡ hàng, cơ sở may đồng phục, HTX dịch vụ vận tải, tổ cung ứng chè VietGAP, tổ dịch vụ ăn uống.
Dù còn nhiều khó khăn thách thức, quy mô về lao động và doanh thu của các cơ sở cung ứng địa phương đã tăng từ 10-40% so với thời điểm mới thành lập. Các cơ sở này cũng đã góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 120 lao động là hộ ảnh hưởng bởi dự án với mức thu nhập bình quân từ 5-5.5 triệu đồng/ tháng.
Công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp may túi đựng quặng Anh Dương. 
Công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp may túi đựng quặng Anh Dương. 
Ngày nay khi hoạt đông trách nhiệm xã hội được hưởng ứng mạnh mẽ ở khắp nơi thì cách thực hiện và hiệu quả của trách nhiệm xã hội sẽ thể hiện được giá trị cốt lõi của doanh nhiệp và điểm khác biệt trong sứ mệnh cống hiến cho cộng đồng là một vấn đề đang được quan tâm. Cách thực hiện trách nhiệm xã hội của Núi Pháo thể hiện một tầm nhìn bền vững, sáng tạo và đặc biệt là gắn liền lợi ích của người dân trong cộng đồng với doanh nghiệp./. 
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Núi Pháo nỗ lực đảm bảo cuộc sống cho người dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO