Trao đổi với anh Lê Quang Sáng, phụ trách địa chính nông nghiệp xã IaMl’ah |
Huyện Krong Pa có hơn 80.000 người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ 70%. Tiếp giáp với hai tỉnh Phú Yên và Đăclăk. Đường đi đến huyện còn nhiều đèo sạt lở đá, chưa có kinh phí để khắc phục gây nguy hiểm, và ách tắc giao thông khi qua đèo. Suốt nhiều năm qua, huyện chịu ảnh hưởng do thiên tai gây ra, khí hậu khắc nghiệt dẫn đến hạn hán, thiếu nước sinh hoạt và trồng trọt, chăn nuôi.
Người dân của huyện sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Giống cây trồng mang tính chất bền vững chưa có ngoài cây mía. Việc huy động nguồn lực cũng gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn qua đó cũng còn thấp.
Là địa bàn có diện tích rộng, dân cư không tập trung, giao thông đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, đời sống nhân dân của các dân tộc còn khó khăn nhất là vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, nhận thức của người dân chưa được đầy đủ. Nhu cầu học tập chưa cao, vì chiếm tỉ lệ người đồng bào cao, công tác xóa mù chữ rất cần thiết, song chỉ huy động người dân đến lớp học theo phong trào hay đủ sỉ số thì chắc chắn không thể đạt kết quả như mong muốn. Đồng thời huy động các lực lượng xã hội tham gia xóa mù chữ theo phương châm người biết chữ dạy người chưa biết chữ. Qua đó, cũng cần đòi hỏi sự quan tâm vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, sự nỗ lực cố gắng của đội ngủ quản lý giáo viên, nhà trường và người học.
Buôn nghèo Chính Đơn 1, xã IaMl’ah |
Ông Nguyễn Duy Anh- Bí thư Huyện ủy Krong Pa nói: “Là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Đời sống nhân dân nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn. Cùng với việc hoạt động xây dựng đẩy mạnh nền kinh tế - quốc phòng an ninh. Huyện kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các cấp cơ quan chính quyền quan tâm tới huyện nhiều hơn. Qua đó, huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo việc làm và làm tăng thu nhập cho hàng ngàn người dân, đưa giá trị sản xuất công nghiệp của huyện tăng nhanh”.
Anh Lê Quang Sáng, phụ trách địa chính nông nghiệp xã IaMl’ah cho rằng: “Tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong công tác môi trường còn chưa đạt, nhà vệ sinh của 06 thôn buôn đồng bào dân tộc thiểu số chưa đảm bảo vì còn thiếu kinh phí. Tỷ lệ nghèo cao, lực lượng lao động tại chỗ chưa được đào tạo cơ bản, nguồn nước sạch đến với dân sinh chưa có. Giống cây trồng lâu năm chỉ có cây mía, và đã thành lập Hợp tác xã IaM’lah. Nghĩa địa tập trung của xã chưa có, và các thôn buôn gần dân cư làm mất mỹ quan của xã”.
Còn ý kiến của anh Lê Văn Tiến- Giám đốc Công ty TNHH MTV Hoàng Hiệu Gia Lai trên địa bàn huyện mong muốn: “Các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn huyện lân cận ngày càng đóng góp nhiều hơn, góp phần thay đổi diện mạo mới của bộ mặt nông thôn, để ngày càng có nhiều công trình thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”.
Con đường đi vào Buôn Chính Đơn |
Để thoát nghèo, huyện phải phát triển kinh tế theo hướng bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng. khắc phục sự cố sau thiên tai gây ra. Phát triển nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, thương mại. Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại hỗ trợ cho người dân kinh doanh trên địa bàn. Phát triển dịch vụ vận tải, xây dựng cơ cấu nông thôn mới. Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế hạ tầng.
Cần quản lý chặt chẽ và khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản. Kiểm tra, xử lý nếu phát hiện vi phạm để bảo đảm cho môi trường bền vững. Bên cạnh đó, đầu tư cơ sở vật chất giáo dục, đào tạo tốt hơn. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo của các tổ chức của Đảng, nhất là các xã, buôn, thôn. Tập trung các nguồn lực để thực hiện thành công chế độ giảm nghèo trên toàn huyện.
Thu Phương