Biển đảo

Ninh Thuận: Mục tiêu phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững

Đặng Thanh Bình 21/08/2023 - 16:35

(TN&MT) – Tỉnh Ninh Thuận là vùng đất giàu tiềm năng và lợi thế về địa lý để phát triển ngành Thủy sản; với bờ biển dài trên 105 km và có thể khai thác quanh năm, ngư trường Ninh Thuận được xác định là một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước với tổng trữ lượng cá, tôm tương đối lớn.

Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có tổng số 2174 tàu, thuyền có động cơ khai thác thủy sản biển, đa số tàu thuyền của ngư dân đều được trang bị các phương tiện máy móc hiện đại như: Máy tầm ngư, định vị, bộ đàm, máy kéo lưới,... rất thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản xa bờ dài ngày. Về sản lượng khai thác thuỷ sản của tỉnh luôn tăng, đến năm 2022 đạt 127.7 ngàn tấn.

Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 và Phê duyệt Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến 2030, với những mục tiêu cụ thể.

u(1).jpg
Cảng cá Ninh Chữ, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Về mục tiêu chung, triển khai có hiệu quả Quyết định số 1090/QĐ-TTg ngày 19/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 và Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 10/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh.

Phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản phù hợp với khả năng cho phép của nguồn lợi thủy sản, tương xứng với lợi thế, tiềm năng sẵn có và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định; góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái sang các nghề khai thác hải sản có ảnh hưởng ít hơn hoặc chuyển một số tàu cá có nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi, môi trường, hệ sinh thái sang lĩnh vực khác ngoài khai thác để từng bước cân bằng lại cường lực khai thác phù hợp với khả năng phục hồi tái tạo nguồn lợi thủy sản; từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả đội tàu cá trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi; cải thiện môi trường làm việc và đảm bảo 100% ngư dân chuyển đổi nghề có việc làm ổn định, thu nhập bảo đảm cuộc sống sau khi chuyển đổi nghề.

Về mục tiêu cụ thể giai đoạn đến năm 2025, xây dựng cơ chế đặc thù về cấp giấy chấp thuận đóng mới tàu để thay thế đối với các tàu mục nát, chìm đắm, mất tích, phá dỡ... nhưng phấn đấu đảm bảo tiêu chí cắt giảm số tàu trung bình hàng năm tổi thiểu từ 1,5% đối với tàu hoạt động vùng khơi, 4% đối với tàu hoạt động vùng lộng và 5% đối với tàu hoạt động vùng biển ven bờ trên tổng số tàu cá hiện có của tỉnh, bắt đầu thực hiện từ năm 2023.

Cấp giấy chấp thuận đóng mới tàu theo hướng ưu tiên các nghề thân thiện với môi trường, tàu được cơ giới hóa cao trong các khâu khai thác và bảo quản sản phẩm, sử dụng vỏ tàu bằng kim loại, vật liệu mới; không cấp giấy chấp thuận đóng mới, cải hoán đối với tàu làm nghề lưới kéo.

2087-13.2.jpg

Chuyển đổi tàu cá hoạt động ở vùng ven bờ đang làm khai thác hải sản sang nghề dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí hoặc tham gia hướng dẫn du lịch trong khu vực bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và không vi phạm các quy định của pháp luật.

Xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ, vùng lộng thuộc phạm vi quản lý của tỉnh phù hợp quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Thủy sản theo kết quả Đề tài điều tra, đánh giá trữ lượng nguồn lợi thủy sản vùng lộng và ven bờ tỉnh Ninh Thuận.

Xây dựng mô hình, dự án thí điểm thuộc một trong những dự án, mô hình về: (i) Chợ đầu mối hải sản gắn với các cảng cá; (ii) Mô hình liên kết chuỗi khai thác - thu mua - bảo quản - tiêu thụ hải sản; (iii) Mô hình gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển.

Thực hiện kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định cho 100% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.

Tạm dừng cấp lại giấy phép thuê, mua tàu cá từ nơi khác về địa phương đối với tàu cá làm nghề lưới kéo. Việc cấp giấy chấp thuận cho thuê, mua tàu cá làm nghề lưới kéo chỉ thực hiện khi người mua cam kết chuyển sang các nghề khác ít xâm hại môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

Đối với nhóm tàu cá vùng khơi đang hoạt động nghề hạn chế phát triển (lưới kéo, lưới rê thu ngừ), cho phép chủ tàu hoạt động kiêm nghề ít xâm hại môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản để chủ tàu có đủ thời gian và kinh phí tiếp cận với nghề chuyển đổi mới.

Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030, tiếp tục phấn đấu cắt giảm số tàu trung bình hàng năm tổi thiểu từ 1,5% đối với tàu hoạt động vùng khơi, 4% đối với tàu hoạt động vùng lộng và 5% đối với tàu hoạt động vùng biển ven bờ trên tổng số tàu cá hiện có của tỉnh; không cấp giấy chấp thuận đóng mới, cải hoán đối với tàu làm nghề lưới kéo, nghề lưới rê thu ngừ.

Chuyển đổi tàu cá hoạt động ở vùng ven bờ và vùng lộng đang làm khai thác hải sản sang dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí hoặc tham gia hướng dẫn du lịch trong khu vực bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và không vi phạm các quy định của pháp luật.

Chuyển đổi tàu cá hoạt động ở vùng khơi làm nghề khai thác hải sản ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái (nghề lưới kéo và nghề lưới rê thu ngừ) sang làm các nghề khai thác hải sản ít xâm hại môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản (nghề lồng bẫy, chụp, vây, câu, dịch vụ hậu cần, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí).

Tạm dừng cấp lại giấy phép thuê, mua tàu cá từ nơi khác về địa phương đối với tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề lưới rê thu ngừ. Việc cấp giấy chấp thuận cho thuê, mua tàu cá làm nghề lưới kéo, lưới rê thu ngừ chỉ thực hiện khi người mua cam kết chuyển sang các nghề khác ít xâm hại môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản.

Phấn đấu có ít nhất 01 chợ đầu mối hải sản gắn với các cảng cá hoặc mô hình liên kết chuỗi khai thác - thu mua - bảo quản - tiêu thụ hải sản hoặc mô hình gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển.

Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, chấm dứt nghề khai thác hủy diệt nguồn lợi, ảnh hưởng môi trường sinh thái biển.

Trong những năm qua, cùng với việc tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Ninh Thuận đặc biệt quan tâm đến công tác giảm nghèo, quyết liệt trong tổ chức thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Nhờ vậy, cuộc sống của người nghèo đã từng bước được cải thiện nhiều mặt; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các xã, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Ninh Thuận đã giảm một cách đáng kể qua các thời kỳ của chuẩn nghèo mới từ 1,5-2%/năm; nếu như năm 1992 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chiếm 28,13%, năm 2021 còn 4,56%, trong đó huyện nghèo 30a-Bác Ái tỷ lệ hộ nghèo còn 23,48%.

Trong quá trình tổ chức triển khai công tác giảm nghèo bền vững, tỉnh Ninh Thuận xác định mục tiêu cao nhất chính là hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân để từ đó “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều điểm cốt lõi rất mới, trong khi đó, điều kiện nguồn lực ngân sách có hạn, nhất là trong thời điểm cả nước đang khó khăn vì dịch bệnh, thiên tai…, vì thế việc giảm nghèo cần phải có những thay đổi cách hỗ trợ người nghèo và chú trọng tới tính tự chủ của địa phương cùng sự tham gia của người dân…

Bên cạnh các giải pháp căn cơ, chương trình giảm nghèo hướng tập trung hỗ trợ người nghèo giải quyết những vấn đề quan trọng nhất với họ như sinh kế, học nghề, việc làm, có thu nhập ổn định; Bổ sung một số dự án, tiểu dự án, nội dung mới ở vùng nghèo, vùng khó khăn đang mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân cả nước nói chung và Ninh Thuận nói riêng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ninh Thuận: Mục tiêu phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO