1. Bánh chưng - Việt Nam
Tại Việt Nam, bánh chưng là món bánh truyền thống của người dân Việt để thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, trời đất. Bánh được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, lá dong và là món ăn không thể thiếu của người Việt trong ngày Tết Nguyên đán.
2. Nộm Yeesang - Malaysia và Singapore
Đây là món ăn được dùng như món khai vị để mang lại may mắn và tài lộc cho năm mới. Theo tiếng Hoa, Yeesang mang hàm nghĩa dư thừa, dư giả, gồm các loại rau, củ thái sợi và cá cắt lát mỏng cùng với nước sốt, các loại hạt trộn lẫn với nhau. Nộm Yeesang thuộc về phong tục Tết của người Hoa ở Malaysia và Singapore.
3. Sủi cảo – Trung Quốc
Là một món ăn đặc biệt trong ẩm thực Trung Hoa, sủi cảo là món ăn chính trong dịp Tết Nguyên đán hoặc làm món ăn quanh năm tại các tỉnh phía Bắc nước này. Đây là một loại bánh bao của Trung Quốc với vỏ làm bằng bột, nhân bên trong là nhiều loại rau hoặc thịt khác nhau. Sủi cảo có thể chế biến bằng cách hấp hoặc chiên.
4. Mì trường thọ - Trung Quốc
Cũng tại Trung Quốc, vào ngày đầu năm mới, người Trung Quốc thường ăn mì trường thọ với mong muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và sống lâu. Mì này cũng thường được sử dụng vào dịp sinh nhật hoặc mừng thọ.
5. Bánh tổ - Trung Quốc và các nước Đông Nam Á
Tại Việt Nam, loại bánh này phổ biến nhất ở Hội An, tỉnh Quảng Nam. Kể từ khi du nhập từ Trung Quốc, bánh tổ đã trở thành một đặc sản truyền thống lâu đời của người dân xứ Quảng. Bánh tổ được làm từ bột gạo nếp, sử dụng làm món tráng miệng hoặc cúng lễ trong ẩm thực Trung Quốc, đặc biệt vào mỗi dịp lễ tết với mong muốn mang lại may mắn cho mọi người.
6. Canh bánh gạo TteokGuk – Hàn Quốc
Canh bánh gạo Tteokguk là một món canh bánh gạo truyền thống của Hàn Quốc, thường được ăn trong lễ Seollal hay còn gọi là Tết Nguyên đán của nước này. Bánh gạo có màu trắng và hình đồng xu được nấu cùng thịt, trứng và rong biển.
Màu trắng tinh khiết của bánh ngụ ý mang ý nghĩa thanh lọc tâm trí và cơ thể của người Trung Quốc khỏi những điều xui xẻo. Với hình đồng xu cổ, bánh gạo được cho là mang lại của cải – một mong muốn tốt lành cho người Trung Quốc dịp năm mới.