Cơ quan này cho biết trong báo cáo đây là dữ liệu đầu tiên trong năm mới cho thấy năm 2016 sẽ vượt qua năm 2015 là năm nóng nhất kể từ khi kỷ lục bắt đầu vào thế kỷ 19.
Bắc cực là khu vực có nhiệt độ gia tăng mạnh nhất, trong khi nhiều khu vực khác trên thế giới, bao gồm các khu vực của châu Phi và châu Á cũng trải qua đợt nóng bất thường. Một vài khu vực ở Nam Mỹ và Nam Cực mát hơn so với bình thường.
Theo Copernicus, nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2016 là 14,8 độ C, cao hơn 1,3 độ C so với ước tính trước khi cuộc cách mạng công nghiệp dẫn đến việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch rộng rãi.
Một người đàn ông tắm nắng trong thời tiết ấm áp tại bãi biển Orchard thuộc quận Bronx của New York, Mỹ vào ngày 19/10/2016. Ảnh: REUTERS / Shannon Stapleton |
Copernicus cho hay nhiệt độ năm ngoái đã phá vỡ kỷ lục năm 2015 gần 0,2 độ C do sự gia tăng của khí nhà kính trong khí quyển và hiện tượng thời tiết El Nino tự nhiên ở Thái Bình Dương.
Theo nghiên cứu, chỉ tính riêng tháng 2/2016, nhiệt độ cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nhiệt độ gia tăng được cho là do cháy rừng lớn, sóng nhiệt, hạn hán, lũ lụt và mưa lớn làm gián đoạn nguồn cung cấp nước và thực phẩm.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hiệp Quốc biên soạn dữ liệu chủ yếu từ 2 bộ dữ liệu của Mỹ và một bộ dữ liệu của Anh. Dữ liệu này sẽ được công bố trong tuần tới và sử dụng đầu vào từ Copernicus.
Mai Đan
Tổng hợp từ Reuters