Nhận diện Đa cấp bất chính – Hành lang pháp lý thúc đẩy bàn hàng đa cấp tại Việt Nam

Thu Trang| 23/07/2020 19:34

(TN&MT) - Trước những bất bình về vấn đề kinh doanh đa cấp tại Việt Nam, Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam phối hơp với Báo diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức buổi toạ đàm trực tuyến “Nhận diện Đa cấp bất chính – Hành lang pháp lý thúc đẩy bàn hàng đa cấp tại Việt Nam” nhằm giúp moi người hiểu rõ hơn về thị trường kinh doanh đa cấp.

TS.Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu khai mạc buổi toạ đàm

Diễn đàn có sự tham gia và đóng hóp ý kiến từ các cơ quan quản lý, các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp nhằm tìm ra tiếng nói và giải pháp chung giúp thị trường kinh doanh đa cấp ngày càng ổn dịnh và phát triển, tương xứng với tiềm năng của thị trường Việt Nam.

Bán hàng trực tiếp hay khái niệm tại Việt Nam còn gọi là bán hàng đa cấp, là một trong những phương thức bán lẻ hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất đến nhà tiêu dùng cuối cùng. Trong đó một phần thu nhập từ việc bán hàng được chi trả cho việc tiếp thị trực tiếp đến khách hàng.

Đây là phương thức bán lẻ phổ biến trên toàn thế giới và đã được thừa nhận rộng rãi và bảo vệ tại nhiều quốc gia, cũng như được công nhận tại các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tổng doanh thu ngành bán hàng trực tiếp trên toàn thế giới được ghi nhận là hơn 180 tỷ đô vào năm 2019 với sự tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2012 - 2018, theo báo cáo của Hiệp hội bán hàng trực tiếp thế giới WFDSA.

Phát biểu khai mạc toạ đàm, TS.Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: “Kinh doanh đa cấp là mô hình kinh doanh tiến bộ, cần đưa kinh doanh đa cấp tại Việt Nam về đúng "đường ray" pháp luật nhằm tránh những biến tướng”.

15 năm loại hình kinh doanh đa cấp đã được chính thức quy định. Các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính đã chứng minh rằng đây là loại hình hợp pháp góp phần đóng góp cho ngân sách và phát triển kinh tế đất nước. Nhưng Chủ tịch VCCI cũng thẳng thắn chỉ ra thời gian qua do bất cập của hệ thống pháp luật, của những thành phần muốn chuộc lợi khiến loại hình này trở thành loại hình kinh doanh gây nhiều tranh cãi.

Bà Trương Thị Nhi, Chủ tịch hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam phát biểu tại buổi toạ đàm

Đến năm 2018, Nghị định 40/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Theo đó, Nghị định 40 ra đời với những quy định cụ thể, đầy đủ, thậm chí ngặt nghèo mà chỉ những doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bài bản mới được phép tiếp tục hoạt động đúng “đường ray” pháp luật.

“Những quy định đúng đắn chặt chẽ như quy định ký quý 10 tỷ đồng trở lên, cấm khuyến mãi sử dụng nhiều cấp, cấm sử dụng hình thức đa cấp huy động tài chính, người kinh doanh đa cấp được phép trả lại hàng hoá đã mua trong vòng 30 ngày bao gồm cả hàng hoá mua theo chương trình khuyến mại, hi vọng đưa kinh doanh đa cấp trở lại đúng nghĩa là hình thức kinh doanh tiến bộ, an toàn, hiệu quả”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Quang cảnh buổi toạ đàm

Phát biểu tại toạ đàm, Bà Trương Thị Nhi, Chủ tịch hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam cho biết: “Trong 15 năm qua ngành đa cấp luôn làm việc trong khuôn khổ pháp luật. Từ 70 công ty, hiện nay còn lại 22 công ty. Do một số phần tử lợi dụng hành lang pháp lý, các cá nhân trục lợi làm chúng tôi – những người kinh doanh đa cấp chân chính bị điều tiếng gây nhiều cản trở, khó khăn trong công việc”.

Cũng nhân dịp này, VCCI chính thức kết nạp Hiệp hội Bán hàng Đa cấp Việt Nam trở thành hội viên tập thể của VCCI. Với sự liên kết chặt chẽ và hỗ trợ của VCCI, Hiệp hội mong muốn quyết tâm thay đổi được những sự tranh cãi của dư luận và trở thành ngôi nhà chung đáng tin cậy, phát triển nền thương mại văn minh phục vụ cho người dân và đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhận diện Đa cấp bất chính – Hành lang pháp lý thúc đẩy bàn hàng đa cấp tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO