Nhà ở đô thị: Cần sự chung tay của cộng đồng

22/05/2014 00:00

(TN&MT) - Đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng đã dẫn đến sự dịch chuyển lao động, dân cư tại các đô thị.

(TN&MT) - Đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng đã dẫn đến sự dịch chuyển lao động, dân cư tại các đô thị. Vấn đề nhà ở đô thị trở nên cấp thiết, nhất là việc giải quyết nhà ở cho người lao động nhập cư, người có thu nhập thấp, đối tượng chính sách xã hội, sinh viên, người có đất bị thu hồi có nhu cầu tái định cư… đang là bài toán đặt ra với các nhà quản lý, hoạch định chính sách.
   
Nan gii nhà xã hi ti các đô th
   
  Theo Tổng thư ký Hiệp hội các Đô thị Việt Nam Vũ Thị Vinh, việc phát triển nhà ở đô thị hiện đang xảy ra khủng hoảng thừa nhà ở thương mại, thiếu nhà ở cho người thu nhập thấp và người nghèo đô thị. Cùng với đó, chất lượng nhà ở chưa được đảm bảo, giá thành xây dựng cao chưa phù hợp với khả năng chi trả của nhiều nhóm dân cư có thu nhập thấp cũng như người nghèo đô thị. Nhất là còn nhiều khó khăn trong quá trình vay tiền mua nhà, ngay cả khi có gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Chính phủ.
   
  Tại Hà Nội, nhu cầu nhà ở của cán bộ, công chức thuộc các bộ, ngành, cơ quan trung ương trên 30.000 căn. Nếu tính nhu cầu nhà ở xã hội của toàn thành phố, con số này lên tới khoảng 80.000 căn, trong khi Hà Nội dù rất nỗ lực, nhưng mới triển khai được 14 dự án nhà cho người thu nhập thấp, quy mô hơn 11.900 căn, thấp hơn nhu cầu thực tế rất nhiều.
   
Chỉ riêng nhu cầu nhà ở xã hội của toàn thành phố Hà Nội đã lên tới khoảng 80.000 căn.
    
   
  Bên cạnh đó, nhà ở tại các khu tái định cư của những người nằm trong diện giải tỏa để phát triển đô thị như: Mở đường, xây dựng công trình công cộng và các khu đô thị mới nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp liên quan tới đền bù, khu định cư xa nơi cũ, ảnh hưởng tới kế sinh nhai, học hành của con cái, chi phí phái sinh tại khu chung cư tái định cư... không thực sự hấp dẫn với người nghèo.
   
  Đó là chưa tính đến hàng loạt các khu nhà ở tập thể cũ đã hết hạn sử dụng, xuống cấp, tới nay vẫn chưa có phương án giải quyết cụ thể.
   
Cn s chung tay ca cng đng
   
  Thực tiễn đã cho thấy sự hợp tác của người dân trong việc giải quyết những vấn đề của đô thị là tối cần thiết. Không chỉ dừng lại ở đó, một phương thức huy động sức dân hiệu quả mang tên “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đã được đúc kết nên từ nhu cầu tất yếu của đô thị và từng bước được áp dụng ngày càng nhiều ở nhiều địa phương trên cả nước. Đồng thời, mô hình cộng đồng tự nâng cấp, cải tạo nhà cũng đã được nhiều nới thực hiện như: Mô hình cộng đồng cùng nhau tiết kiệm theo phương thức quỹ vay vòng vốn nên đã thực hiện cải tạo nhà ở cho những hộ gia đình có diện tích dưới chuẩn ở Khu tập thể may ở Hải Dương, cho khu dân cư tự phát ở Tân An, tháo gỡ quy hoạch treo ở Việt Trì, hay cùng nhau xây nhà giá rẻ của cộng đồng có thu nhập thấp ở một khu tập thể ở thành phố Vinh…
   
  Trước hàng loạt những bài toán của đô thị hiện nay, trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan chức năng gần như quá tải, kinh phí để phân phối cho việc giải quyết…. đã tạo ra những rào cản lớn đối với tiến trình thực hiện, làm giảm hiệu quả của các dự án. Trong bối cảnh đó, sự tham gia của cộng đồng là một nhân tố cần thiết, vừa giảm nhẹ gánh nặng cho Nhà nước, vừa giúp giải quyết sớm hơn những khó khăn ở cơ sở trong điều kiện các nguồn lực hiện tại chưa cho phép Nhà nước ưu tiên cho những khó khăn đó.
   
  Theo bà Lê Diệu Ánh, điều phối viên thuộc Hiệp hội Các đô thị Việt Nam, cần có sự chung tay của cộng đồng trong việc phát triển nhà ở, bởi nếu chỉ đặt gánh nặng này lên Nhà nước sẽ khó có thể đáp ứng hết được nhu cầu. “Ở một góc độ nào đó, người dân nên được tự lựa chọn hình thức nhà ở phù hợp nhất với mình, tự giám sát, tự quản lý và Nhà nước thông qua các quỹ, tổ chức sẽ hỗ trợ nhất định về mặt chi phí, thiết kế, giải phóng mặt bằng… Đó là cách làm chúng ta nên tham khảo và có ứng dụng rộng rãi” - bà Ánh cho biết.
   
Trường Giang
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhà ở đô thị: Cần sự chung tay của cộng đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO