Qua từng năm ý thức bảo vệ môi trong ngày Lễ ông Công, ông Táo đã có những biến chuyển nhất định kết hợp với các tổ chức, cá nhân tình nguyện nhặt rác, túi nilon môi trường các hồ tại Hà Nội bớt ô nhiễm hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân thiếu ý thức thả tàn tro, túi nilon bữa bãi. Bởi vậy, để ngày này vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa gắn với bảo vệ môi trường cần lắm sự chung tay của mỗi người dân, chính quyền và toàn xã hội.
Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường sáng ngày 23 tháng chạp tại năm một số hồ trên địa bàn Hà Nội như: Hồ Tây, quận Tây Hồ, hồ Ngọc Khánh, hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình, hồ Giảng Võ cho thấy người dân Thủ đô đã có ý thức bảo vệ môi trường hơn trong việc phóng sinh cá chép ngày ông Công ông Táo về chầu trời.
Theo phong tục, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân lại làm lễ cúng và thả cá chép để tiễn ông Táo về chầu Trời.
Sau lễ cúng, rất đông người dân đổ ra các ao hồ, sông để thả cá phóng sinh.
Chị Vũ Thị Ngọc Bích - Trưởng Nhóm Thiện Tâm An chia sẻ: Có thể thấy thực trạng những năm trước, sau khi thả cá nhiều người dân đã thả luôn túi nilon bừa bãi vừa gây ô nhiễm môi trường vừa làm mất mỹ quan của hồ. Vì vậy các thành viên trong Nhóm Thiện Tâm đã trăn trở, suy nghĩ là mình phải làm một điều gì đó để cải thiện tình trạng trên. Cụ thể Nhóm đã phân chia người ra một số hồ trên địa bàn thành phố như: Hồ Gươm, hồ Tây, hồ Thiền Quang... Nhằm mục đích vừa giúp người dân thả cá, vận động tuyên truyền để người dân không thả túi nilon, vừa trực tiếp xin rác, túi nilon giặt sạch sếp ngay ngắn tặng cho các bà bán rau tại chợ tái sử dụng...
So với những năm trước, người dân đã rất ý thức trong việc thả cá và bảo vệ môi trường, bỏ túi nilon đúng nơi quy định.
Những bảng hiệu đơn giản tuyền truyền người dân vứt rác, túi nilon đúng nơi quy định.
Thầy Thích Tịch Giác giúp người dân thả cá và tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
Không chỉ giúp người dân thả cá, thầy Thích Tịch Giác, cùng với Nhóm Thiện Tâm An nhặt rác thải, cá chết quanh khu vực hồ Tây
Ngoài ra, một bộ phận người dân vẫn đổ tro bừa bãi xuống hồ Ngọc Khánh và hồ Giảng Võ
Chưa kịp về chầu trời ngày ông Công ông Táo, nhiều cá chép lăn ra chết vì người dân thả quá nhiều bụi tro xuống hồ ở hồ Giảng Võ
Nhiều bố mẹ đã cho các em nhỏ đi thả cá tiễn ông Công, ông Táo về trời
Theo nhiều người dân cho biết, do cuối năm bận công việc nên làm lễ cúng và thả cá sớm
Tại Hồ Tây giống như các năm trước người dân lại thấy thầy Thích Tịch Giác – Trụ trì chùa Phúc Sơn, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm đến từ rất sớm cùng thả cá chép với người dân. Chia sẻ về ngày lễ tiễn ông Công ông Táo về trời thầy Thích Tịnh Giác cho biết: Đây là năm thứ 8 tôi đến với hồ Tây để cùng với chúng sinh tham gia thả cá. Ý nghĩa của ngày này sẽ trọn vẹn, viên mãn hơn khi mỗi người dân ý thức được việc thả cá thế nào cho đúng, cho phù hợp và đảm bảo cá có thể sống được trong môi trường nước. Để có môi trường nước trong sạch, mọi người cần ý thức tham gia giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ lá phổi xanh của Thủ đô và đất nước.
Chị Nguyễn Thị Hương – Công nhân Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết: Dù ý thức người dân có tốt lên, tuy vậy trước ngày Tết ông Công ông Táo, Công ty phối hợp với chính quyền phường Ngọc Khánh họp bàn lên các kế hoạch phân công nhiệm vụ cho cán bộ, công nhân phụ trách hồ Ngọc Khánh trên địa bàn phường, không để người dân thả túi nilon, tro bụi xuống hồ, nếu ai cố tình thả sẽ bị nhắc nhở. Qua thực tế còn bộ phận người dân chưa đồng tình. Song những người thực hiện nhiệm vụ vẫn kiên quyết vận động thực hiện nghiêm việc giữ gìn và bảo vệ môi trường lòng hồ.