"Tư tưởng chủ quan là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả nặng nề trong cơn bão số 2 khiến địa phương thiệt hại trên 900 tỷ đồng, 8 người chết…", ông Hồng nhấn mạnh.
Theo đó, các cơ quan, đơn vị không có các phương án dự phòng trước cơn bão nên khi mất điện trên diện rộng, hầu hết đều rơi vào tình thế lúng túng. Trực ban tại các địa phương chưa nghiêm túc, tại thời điểm bão số 2 đổ bộ vào Nghệ An, BCH PCTT&TKCN không thể liên lạc được với bộ phận trực ban của 14/21 huyện thị.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu hoãn các cuộc họp chưa cần thiết để phòng chống bão số 4 |
Sau bão số 2, công tác báo cáo thiệt hại thiếu chính xác nên phải thành lập nhiều đoàn kiểm tra, xác minh gây mất thời gian… Việc khắc phục hậu quả bão số 2 diễn ra chậm, nhiều khu vực, tuyến đường trên địa bàn TP Vinh đến nay vẫn chưa thu dọn hết cành cây đổ ngã, gây ô nhiễm môi trường. Phương án vận hành 4 tại chỗ lúng túng; công tác kiểm soát thống kê tàu thuyền, tàu nhỏ, bè nhỏ đánh bắt bên bờ chưa tốt; Cảng vụ Nghệ An chưa quyết liệt trong việc yêu cầu các tàu thuyền neo đậu đúng khu vực an toàn…
Tính đến cuối giờ chiều 24/7, Nghệ An còn 147 tàu thuyền hoạt động trên biển, dù đã phát thông báo nhưng phải đến 14 giờ ngày 25/7 số tàu thuyền này mới về neo đậu hết. Khu vực Cảng Vụ Nghệ An quản lý hiện có 59 phương tiện trên địa bàn quản lý + 33 phương tiện của tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung neo đậu.
Nhiều tuyến đường tại TP Vinh vẫn chưa dọn hết cây xanh ngã đổ |
Để ứng phó với bão số 4, Nghệ An quyết định tạm dừng kế hoạch trục vớt tàu VTB 26 chìm tại vùng biển Nghệ An trong cơn bão số 2. Để tránh tình trạng rò rỉ nhiên liệu, Cảng vụ Nghệ An đã quây phao, đôn đốc một số tàu tích cực thoát ra khỏi vị trí mắc cạn.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường yêu cầu các địa phương, lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành hoãn các cuộc họp chưa thực sự cấp thiết để tập trung phòng chống bão số 4, cấm biển từ 15 giờ chiều 24/7.
Theo Nông nghiệp Việt Nam