“Ngày cuối” của làng nghề vôi hàu Lăng Cô

01/08/2013 00:00

Sau một thời gian dài loay hoay tìm hướng xử lý, đến nay, làng nghề vôi hàu Lăng Cô đã đi đến thống nhất chấm dứt hoàn toàn hoạt động nung vôi.

(TN&MT) - Sau một thời gian dài loay hoay tìm hướng xử lý, đến nay, làng nghề vôi hàu Lăng Cô đã đi đến thống nhất chấm dứt hoàn toàn hoạt động nung vôi. Hàng trăm lao động được hỗ trợ chuyển đổi nghề. Không lâu nữa, điểm đen gây ô nhiễm của làng nghề vôi hàu Lăng Cô sẽ ra khỏi danh sách Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ, sớm trả lại cảnh quan môi trường cho Vịnh đẹp thế giới Lăng Cô.
   
T giã ngh nung vôi
  Khoảng đầu tháng 7, chúng tôi trở lại làng nghề vôi hàu tại thị trấn Lăng Cô. Khác với hình ảnh khói bụi bay mù trời, những chiếc máy nổ xình xịch nghiền vỏ hàu thì nay đã trở nên yên ắng. Những lán trại đang được tháo dỡ, tài sản đang dần được giải tỏa. Thế là suốt mấy chục năm thăng trầm, nghề nung vôi hàu ở Lăng Cô đã đến hồi kết.
   
  Chị Trần Thị Tuyết, chủ lò nung vôi ở thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô thổ lộ: “Chúng tôi có đề xuất cho kéo dài thêm thời gian để nung hết vỏ hàu hiện có đang tập kết tại bãi, nhưng lần này chính quyền địa phương đã không dây dưa, mà quyết liệt thực hiện bồi thường và xóa bỏ dứt điểm các lò nung vôi”.
   
  Từ năm 2007, thực hiện kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có làng nghề vôi hàu Lăng Cô, chính quyền địa phương đã di dời làng nghề từ mặt tiền Quốc lộ 1A đến khu vực Trường Đồng, đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô để tiếp tục duy trì làng nghề, nhưng vẫn không khả thi. Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, chính quyền địa phương đã nhiều lần tìm kiếm phương án giải quyết, nào là đầu tư công nghệ hạn chế ô nhiễm, di chuyển đến vị trí xa hơn, chuyển đổi nghề và chấm dứt hoạt động nung vôi... Cuối cùng, phương án chuyển đổi nghề và xóa bỏ hoạt động nung vôi đã được chọn để thực thi. Năm 2012, trên cơ sở đề án đã được xây dựng, UBND tỉnh phê duyệt dự án hỗ trợ chuyển đổi nghề và chấm dứt hoạt động sản xuất vôi hàu tại thị trấn Lăng Cô. Tổng mức đầu tư thực hiện đề án này là 3,501 tỷ đồng; trong đó, nguồn ngân sách cấp từ nguồn vốn sự nghiệp môi trường là 3 tỷ đồng, còn lại từ nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
   
Ngày cuối của làng nghề vôi hàu Lăng Cô.
    
   
  Có 18 lò vôi thuộc 9 hộ với gồm 82 lao động trực tiếp và 181 lao động ăn theo được hỗ trợ bằng tiền, lương thực, đào tạo nghề, giáo dục. Ngoài ra, có 9 hộ được hỗ trợ kỹ thuật về xây dựng và chuyển giao các mô hình sản xuất nông nghiệp. Việc chuyển đổi nghề chỉ áp dụng đối với những chủ lò và lao động nung vôi. Theo chỉ đạo của tỉnh, việc khai thác hàu vẫn được tiếp tục và không nằm trong kế hoạch chuyển đổi nghề như theo đề xuất phương án ban đầu của huyện. Thống kê đến nay, còn 34 chiếc thuyền đang khai thác vỏ hàu với 180 lao động trên thuyền.
   
Tìm mt hướng đi mi
  Nhiều ý kiến đồng tình với chủ trương vẫn tiếp tục cho khai thác hàu trên đầm Lập An, bởi đây là nguồn tài nguyên “vàng trắng”, nguồn sinh kế của hàng chục hộ dân. Mặt khác, hoạt động này không làm ảnh hưởng đến môi trường. Theo điều tra, khảo sát của cơ quan chuyên môn, trữ lượng hàu trên đầm Lập An còn khoảng 1,8 triệu tấn. Hiện nay, rất nhiều địa phương như Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc có diện tích nuôi tôm tương đối lớn nên rất có nhu cầu về vôi hàu. Ngoài ra, các thị trường ngoại tỉnh như Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng lâu nay vẫn luôn là khách hàng “thân thiết” của làng nghề. Bình quân mỗi ngày, sản lượng vỏ hàu khai thác được xuất bán cho các thị trường khoảng 50 m3.
   
   
  Chủ trương bồi thường, chuyển đổi nghề được người dân đồng tình ủng hộ. Song, nhiều người còn rất trăn trở và tiếc nuối khi làng nghề chấm dứt, bởi lợi nhuận từ hoạt động này khá lớn so với nhiều nghề khác. Những hộ dân khai thác hàu cho biết, bình quân 1 ngày làm từ 5 giờ sáng đến 9 giờ sáng, 1 thuyền khai thác thu lãi được từ 800 ngàn đồng đến 1,2 triệu đồng. Riêng 1 công lao động được trả 400 ngàn đồng trong 4 giờ làm. Riêng đối với lò sản xuất vôi hàu, bình quân 1 ngày 1 lò thu lãi hơn 1 triệu đồng. Chị Nguyễn Thị Minh, lao động ăn theo tại làng nghề vôi hàu Lăng Cô cho biết: Trước nay, bình quân mỗi ngày chị kiếm được khoảng 200 ngàn đồng từ việc thợ phụ và buôn bán nước giải khát. Chắc chắn sau khi dẹp bỏ làng nghề, nguồn thu nhập sẽ giảm xuống. Chính vì lẽ đó, không riêng chị Minh mà nhiều người từng gắn bó với nghề vẫn còn nuôi hy vọng làng nghề được phục hồi.
   
  Bài và ảnh: Xuân Giang
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Ngày cuối” của làng nghề vôi hàu Lăng Cô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO