Xã hội

Ngành Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên – Huế: Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Văn Dinh 24/01/2024 - 11:13

(TN&MT) - Với phương châm hành động “Làm gương – kỷ cương – trọng tâm – bứt phá”, năm 2023, ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tận dụng hiệu quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thực hiện chuyển đổi số toàn diện, phát triển đồng bộ, tích cực, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước…

Lãnh đạo Sở TT&TT Thừa Thiên – Huế cho biết, năm 2023 là năm bản lề thực hiện các Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiều nhiệm vụ quan trọng của ngành đã được đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số phát triển dịch vụ đô thị thông minh phục vụ người dân, doanh nghiệp…, qua đó đạt nhiều kết quả nổi bật.

8552867e6f65893bd074.jpg
Nền tảng Hue-S được xem là “bộ não” của công tác chuyển đổi số ở Thừa Thiên – Huế

Cụ thể, 100 % các cơ quan nhà nước kết nối mạng CPNet; 100 % UBND cấp xã triển khai mô hình Một cửa điện tử hiện đại; 100 % UBND cấp huyện có phòng họp trực tuyến; 100 % các văn bản cơ quan nhà nước sử dụng chữ ký số; 100 % cơ quan đơn vị tham gia kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; 100 % cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến; 100 % TTHC được tích hợp, triển khai thanh toán trực tuyến. Nâng cấp toàn diện Cổng dịch vụ công tỉnh; đảm bảo theo tiêu chí của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tích hợp toàn diện dịch vụ công trực tuyến trên nền tảng Hue-S.

Đã triển khai thành công chương trình hỗ trợ và đưa 100 % sản phẩm OCOP địa phương tham gia sàn thương mại điện tử. Tích hợp, kết nối các sàn thương mại điện tử trên Hue-S hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử thông qua qua một nền tảng kết nối. Triển khai thành công mô hình địa chỉ số tại xã Phong An (huyện Phong Điền), qua đó, 100% hộ gia đình và nhân khẩu trong hộ gia đình được số hóa, chuẩn hóa thông tin và gán địa chỉ QR và một số tiện ích số cho hộ gia đình trên Hue-S.

bc1285a0-5fbf-46cb-a3c9-b7e0cc19a8fd.jpg
Ngành TT&TT tỉnh Thừa Thiên – Huế triển khai thành công mô hình địa chỉ số tại xã Phong An (huyện Phong Điền)

Ngành TT&TT tỉnh đã phối hợp tổ chức thành công sự kiện Tuần lễ chuyển đổi số Huế 2023 với hơn 20 hoạt động như triển lãm, các hội nghị chuyên đề, thi thuyết trình và trao giải thưởng VietFuture…, thu hút hơn 2.000 lượt khách tham dự của đại diện các Bộ, ngành Trung ương, cơ quan quản lý nhà nước và nhiều hiệp hội, tổ chức, tập đoàn doanh nghiệp uy tín trên cả nước.

Cho đến nay, toàn tỉnh đã có 79.17 % người dân có tài khoản định danh điện tử; 75 % người dân ở độ tuổi trưởng thành có tài khoản giao dịch điện tử; 100 % hộ gia đình có địa chỉ số; 79,1 người dân được tiếp cận kỹ năng về công nghệ thông tin và truyền thông. Thông qua hoạt động chuẩn hóa thông tin với tài khoản định danh điện tử (VNeID) đến nay 100 % người dân có thể sử dụng thống nhất một tài khoản cho các nền tảng số phục vụ người dân trên địa bàn.

Với việc tích hợp thành công ví điện tử, Hue-S đã góp phần thúc đẩy kinh tế số thông qua việc cung cấp giải pháp thanh toán liền mạch. Đến nay đã có trên 72.300 tài khoản đăng ký thành công ví điện tử, mở 698 điểm chấp nhận thanh toán qua Hue-S. Trong năm đã tiến hành tổ chức công bố các hoạt động thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như tuyến phố không dùng tiền mặt, lắp QR thanh toán tại các cơ sở kinh doanh… Đã tích hợp nền tảng kết nối các sàn thương mại điện tử trên Hue-S hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp cung cấp qua một kênh kết nối đồng thời giúp quảng bá sản phẩm của địa phương.

ba923247-f4aa-4629-85ee-10306a324db1.jpg
Phát động triển khai chữ ký số toàn dân tại huyện miền núi Nam Đông

Hiện, nền tảng Hue-S đã có hơn 1 triệu lượt tải, hơn 917.609 tài khoản đăng ký trong đó hơn 792.515 tài khoản của người dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, hơn 125.094 tài khoản từ 52 tỉnh/ thành phố và hơn 15 quốc gia và vùng lãnh thổ có người dân tỉnh Thừa Thiên - Huế sinh sống và làm việc. Dịch vụ “Phản ánh hiện trường” trên nền tảng Hue-S đã tiếp nhận xử lý 26.200 phản ánh; tỷ lệ phản ánh đã được xử lý chiếm hơn 85.6 %, tỷ lệ hài lòng từ chấp nhận trở lên chiếm 94 %. Trong đó, tổng số phản ánh hiện trường về vi phạm Giao thông là 11.152 phản ánh với số tiền xử phạt hơn 1,6 tỷ đồng.

Theo Sở TT&TT, trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được, năm 2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện và phấn đầu hoàn thành mục tiêu Kế hoạch 5 năm (2021-2025), ngành tiếp tục nêu cao tinh thần quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

z4973278261348_6a9ddad679a2ebbccc1101d1c9824fbf.jpg
Ngành TT&TT tỉnh đã phối hợp tổ chức thành công sự kiện Tuần lễ chuyển đổi số Huế 2023

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực cùng những kết quả đạt được trong năm vừa qua của ngành TT&TT tỉnh, đồng thời đề nghị năm 2024 ngành cần có hệ thống cơ sở pháp lý thống nhất trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, từ đó có cơ chế cụ thể, rõ ràng, thống nhất hướng dẫn trong triển khai thực hiện tại các cơ quan, đơn vị. Phải thống nhất dữ liệu dùng chung, đáp ứng được việc chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị. Với việc triển khai thực hiện cần có sản phẩm cụ thể, áp dụng thực tế và có đánh giá trong quá trình triển khai thực hiện. Qua đó, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ, góp phần nâng cao năng lực trong giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia, phối hợp của các doanh nghiệp để triển khai thực hiện một cách thống nhất và đồng bộ.

“Cần tăng cường đẩy mạnh, có giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ về hạ tầng viễn thông. Đẩy mạnh truyền thông về chính sách của tỉnh đến với người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh của Huế trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước. Tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác chuyển đổi số. Tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án về ứng dụng công nghệ số và lĩnh vực công nghệ thông tin, từ đó thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh”, ông Bình nhấn mạnh.

img_3636.jpg
Lãnh đạo Sở TT&TT làm việc với Sở TN&MT về chuyển đổi số

Thừa Thiên - Huế trong nhiều năm qua luôn là một trong những địa phương dẫn đầu về chỉ số Chuyển đổi số (DTI), năm 2022 giữ vị trí số 4 trong đó Chính quyền số đứng vị trí thứ 2

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngành Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên – Huế: Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO