Theo đề xuất nghiên cứu của Ths. Lê Quốc Anh, người chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học này đưa ra quan điểm: Vì chưa thể ngăn chặn nên đối với các vùng đất này, cách thức sử dụng là thích ứng, thậm chí đẩy mạnh việc “mặn hóa” để chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Điều này là cần thiết vì nếu muốn phát triển được ngành nông nghiệp, vấn đề thích ứng môi trường mới là điều quan trọng nhất. Nếu thích ứng được với môi trường mới có năng suất chất lượng cao, đồng thời, phát triển vền vũng. Hơn nữa hiệu quả kinh tế cho nuôi trồng thủy sản ở vùng này cao hơn hẳn trồng lúa, vậy nên tại nhiều địa phương đã có sự cấm đoán nghiêm ngặt của chính quyền song nhiều người dân vẫn ngấm ngầm để ruộng của họ bị nhiễm mặn, để nuôi tôm ruộng và coi đây là cơ hội làm giàu của họ.
Tuy vậy, việc đẩy mạnh xâm mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho nuôi trồng thủy hải sản cũng cần phải có sự cần nhắc cụ thể. Ví như ở những vùng đất chỉ mới phèn nặng, nên chuyển thành một lúa, một tôm. Những số đất phù sa chiếm 29,7%, nhóm đất xám chiếm 3,4% diện tích toàn vùng thì cần phải giảm nhẹ thách thức từ BĐKH để giữ nguồn vốn đất cho trồng lúa, cây ăn quả, đảm bảo an toàn lương thực, thêm phụ phẩm giúp chăn nuôi và để bảo vệ tốt cần phát triển hệ thống đê bao ngăn mặn. Có thể thấy, trước thách thức xâm nhập mặn ở ĐBSCL, nước ta nên kết hợp hợp lý các giải pháp giảm nhẹ với giải pháp thích ứng tùy nơi, tùy lúc. Trong đó, nên lồng ghép hai giải pháp trên, để nơi nào diện tích đất đã nghiêng hơn về nhiễm mặn, cần hạ cốt đất để tạo độ sâu lớn hơn, làm hồ ao nuôi thủy sản, lấy phần bóc tách ra đó làm hệ thống mạng lưới đê bao, bảo vệ vùng đất lúa, vùng cây quả nhiệt đới.
![]() |
Ảnh: MH |
Song, trên thực tế các vùng xâm nhập mặn mới chuyển sang nuôi trồng thủy sản thường là các vùng không đủ thuận lợi cho mục tiêu này, hơn nữa, các khu vực này tốc độ dòng chảy thường thấp, người dân chưa có kinh nghiệm. Do đó nếu không có phương án giải quyết khoa học, nước sẽ tồn đọng, thiếu dưỡng khí, mau tích đọng thức ăn dư thừa, chất thải chăn nuôi quá mức cho phép. Có thể chỉ sau 2 – 3 vụ tôm đã không xử lý được chất thải dẫn tới bệnh tật và thua lỗ, đẩy người dân vào tình trạng phá sản, đất đai bỏ hoang hóa. Vì thế, cần xem xét chuyển hướng sản xuất lớn, phát triển bền vững. Để làm được điều này rất ần liên kết các hộ nuôi và tổ chức, kết nối các ao nuôi theo hệ thống nước động theo vòng tuần hoàn nước, có sự bố trí xen kẽ hợp lý giữa các ao nuôi và ao được tát, vét, phơi để làm vệ sinh ao nuôi, tổ chức tốt vệ sinh phòng bệnh. Mặt khác, phải có những không gian đủ rộng để trồng cây bóng mát, nhằm giảm nhiệt độ nước trong mùa nắng, có hệ thống dự trữ nước đề phòng bất trắc, nhất là khi độ mặn nước giao động quá cao.
Xây dựng lực lượng lao động có chuyên môn cao cũng là vấn đề quan trọng để phát triển vùng chuyên canh. Ví như cần thiết phải thuê các chuyên gia theo dõi trong những ngày đầu, có các kỹ thuật viên giám sát kỹ thuật nuôi trồng, vệ sinh và an toàn giống. Cần có đầu tư các thiết bị chuyên dụng, có cơ sở hạ tầng cần thiết để giúp bảo quản, pha trộn và sản xuất thức ăn giúp việc thu hoặch và chế biến… với các khoản đầu tư ban đầu khá lớn. Như vậy, có thể thấy, để phát triển vùng nuôi tôm chuyên canh bền vững vượt xa khả năng của hộ gia đình, thậm chí là hợp tác xã.
Chính vì những vấn đề đặt ra khi chuyển đổi mô hình kinh tế từ lúa sang vùng chuyên canh tôm và các loài thủy hải sản nước mặn khác cần có sự thay đổi lớn từ Trung ương tới địa phương, cụ thể các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế đề xuất nhà nước cần đổi mới mạnh mẽ về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới, không thể giữ định hướng phát triển đã ra đời cách đây hàng chục năm.
Riêng đối với vấn đề biến thách thức thành động lực phát triển vùng đất ngập mặn, Nhà nước cần chỉ rõ vùng bị xâm mặn nào cần chuyển đổi từ đất canh tác sang đất mặt nước nuôi trồng thủy sản, đưa giải pháp tích tụ ruộng đất để tổ chức các trang trại nuôi trồng thủy hải sản quy mô lớn và đầu tư xây dựng hệ thống đê bao ngăn mặn cho các vùng bị xâm nhập mặn nhưng cần phải giảm nhẹ để trồng trọt cũng nhu nâng cấp hạ tầng cơ bản cho ngành nuôi trồng thủy hải sản ở các vùng mới chuyển đổi.
Các doanh nghiệp tham gia vào việc tận dụng thách thức xâm mặn, tổ chức các trang trại, đi sâu nghiên cứu thực địa, xây dựng các phương án sản xuất khả thi, hiệu qủa để tiếp nhận ưu đãi của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tiếp cận chính uyền địa phương, nông dân trong vùng dự án để tranh thủ chung sức, từng bước triển khai theo hướng hài hòa lợi ích các bên. Người dân trong khu vực bị xâm mặn có đất trong vùng cần chuyển đổi nên có sự hợp tác cao với các doanh nghiệp giúp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tốt nhất là để người dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tham gia trong doanh nghiệp như là người lao động trong biên chế của doanh nghiệp để giữ việc làm và tăng thu nhập.
Vừa qua, nhóm các nhà khoa học, kinh tế thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức nghiên cứu Đề tài khoa học nhánh nằm trong Chương trình khoa học công nghệ (KHCN) ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016 - 2020 về vấn đề “biến thách thức xâm mặn ở ĐBSCL thành cơ hội phát triển, mở hướng cho doanh nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, tăng xuất khẩu cho đất nước”. |
Minh Hiếu