(TN&MT) – Ngày 22/1, Nam Phi cho biết, nhằm góp phần nỗ lực ngăn chặn việc giết hại bất hợp pháp các loài động vật để lấy sừng, nước này đã di chuyển khoảng 100 con tê giác đến các nước láng giềng.
Chiếm khoảng 80% tổng số tê giác toàn cầu, Nam Phi là tâm điểm của một cuộc khủng hoảng săn trộm. Theo số liệu của Chính phủ được công bố ngày 22/1 thì 1.215 con tê giác đã bị giết hại ở Nam Phi vào năm ngoái – một con số một kỷ lục, tăng khoảng 20% so với năm 2013.
Các loài động vật đang bị săn bắn để đáp ứng nhu cầu tăng cao đối với sừng tê giác, như một thành phần trong thuốc cổ truyền tại các nước có nền kinh tế đang phát triển nhanh như Trung Quốc và Việt Nam.
Một con tê giác được nhốt trong chuồng kín ở công viên quốc gia Kruger ở tỉnh Mpumalanga ngày 26/8/2014 (Ảnh: Reuters)
Tháng 8/2014, Nam Phi cho biết họ có kế hoạch di dời tê giác từ việc săn trộm "điểm nóng" trong công viên quốc gia Kruger nổi tiếng, nơi có khoảng 2/3 số vụ tê giác bị giết.
Theo Bộ trưởng Môi trường Edna Molewa thì vì lý do an ninh, tên các nước cụ thể mà các con tê giác được di chuyển đến sẽ không được nói rõ tên. Theo dự đoán của các nhà bảo tồn thì Botswana là một ứng cử viên có khả năng vì đây là một nước rộng lớn, dân cư thưa thớt và có ít tê giác bị săn trộm. Còn Mozambique, một trong những nước nghèo nhất trên thế giới nhưng số người người săn trộm tê giác lại nhiều như mưa đá thì gần như chắc chắn sẽ loại khỏi danh sách.
Năm 2015, thêm 200 con tê giác sẽ được chuyển từ Kruger tới những nước mà bà Molewa nói là "thành trì", nơi các loài động vật sẽ được an toàn hơn từ nạn săn trộm. Hiện nay, tổng số tê giác của Kruger vào khoảng 9.000 con. Hai mươi hồ sơ dự thầu đã nhận được để mua các loài động vật và đang được đánh giá. Số tiền quyên góp được sẽ được dùng cho các dự án bảo tồn.
Các chủ trang trại tư nhân sở hữu khoảng 5.000 con tê giác trong tổng số 20.000 con ở Nam Phi, đóng góp một phần vào sự phát triển mạnh của ngành trang trại trong nền kinh tế tiên tiến nhất của châu Phi, phục vụ ngành du lịch sinh thái.
Bộ Môi trường Nam Phi tiết lộ rằng số lượng sừng tê giác thu thập được từ chính phủ và tư nhân qua các thập kỷ từ động vật chết tự nhiên hoặc từ những cuộc săn hợp pháp là khoảng 25 tấn, xấp xỉ 1,6 tỷ USD nếu tính theo giá 65.000 USD/kg.
Mai Đan
Theo Reuters