Quân đội Indonesia giúp người dân sơ tán khỏi vùng lũ tại thủ đô Jakarta. Ảnh: EPA |
Trong đó, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa do tác động của thiên tai và xung đột bạo lực tăng mạnh, trong bối cảnh số người di cư nội địa trên toàn thế giới đạt mức kỷ lục.
Afghanistan là quốc gia có tỷ lệ di cư nội địa do thiên tai cao nhất, với 1,1 triệu người, tiếp theo là Ấn Độ - 929.000 người và Pakistan - 806.000 người. Trong khi đó, các nước có số người phải di cư nội địa do xung đột và bạo lực cao nhất là Syria (6,6 triệu người), Congo (5,3 triệu người) và Colombia (4,9 triệu người).
Đông Á và Thái Bình Dương là những khu vực ghi nhận 30,3% lượng người di cư nội địa mới vào năm 2020. Khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai là châu Phi cận Sahara, với 27,4%.
Giám đốc Trung tâm Giám sát hoạt động di cư nội địa, ông Alexandra Bilak cho biết: “Điều đáng lo ngại là những con số này được ghi nhận trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát gây ra những hạn chế về di chuyển, do đó cản trở việc thu thập dữ liệu và giảm số người tìm đến các nơi trú ẩn khẩn cấp do lo ngại lây nhiễm”.
Theo ông Alexandra Bilak, tình trạng khủng hoảng di cư hiện nay phát sinh từ nhiều yếu tố liên quan, trong đó có biến đổi khí hậu và môi trường, xung đột kéo dài và bất ổn chính trị. Trong khi đó, Tổng Thư ký của Hội đồng người tị nạn Na Uy Jan Egeland cho biết, thế giới đang thất bại trong nỗ lực bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất khỏi xung đột và thảm họa.