(TN&MT) - Hiện nay, ở những vùng nuôi tôm trái phép, người nuôi không nghĩ đến việc xử lý nước thải, chất thải từ hồ nuôi sau khi thu hoạch xả thẳng ra môi...
(TN&MT) - Hiện nay, ở những vùng nuôi tôm trái phép, người nuôi không nghĩ đến việc xử lý nước thải, chất thải từ hồ nuôi sau khi thu hoạch xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Người dân ồ ạt nuôi tôm trái phép khu vực ven biển. Ảnh: MH
Ồ ạt nuôi tôm trái phép
Những ngày gần đây trên các mặt báo nóng bỏng thông tin 1,9ha đất ở thôn Phú Hải, xã Lộc Vĩnh (Thừa Thiên - Huế) thuộc quản lý của Ban Chỉ huy Quân sự huyện Chân Mây được giao cho 2 hộ dân đào hồ nuôi tôm trái phép. Nước thải nuôi tôm của các hộ này xả thải trực tiếp ra biển gây nguy hại cho môi trường sinh thái, đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan du lịch của vùng biển Chân Mây - Lăng Cô.
Trước đó, tháng 6/2017, chính quyền nơi đây cũng phát hiện hơn 20 ao hồ nuôi, xây dựng tràn lan trên đất chưa được cấp phép nuôi trồng thủy sản và không bảo đảm xả thải ra môi trường biển và ra quyết định xử phạt, buộc phục hồi. Tuy vậy, đến nay, các ao hồ nuôi tôm trái phép vẫn chưa được chính quyền xã Lộc Vĩnh và huyện Phú Lộc tổ chức cưỡng chế, phục hồi nguyên trạng. Tình trạng nuôi tôm lậu tại vùng Chân Mây - Lăng vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống.
Không chỉ ở Thừa Thiên - Huế, tại Hoài Nhơn, Bình Định, môi trường cũng bị 'bức tử' vì… nuôi tôm. Hiện, kênh mương, ao hồ trên địa bàn các xã Hoài Mỹ, Hoài Hải bị nước thải của những hồ nuôi tôm gây ô nhiễm nặng nề. Tại vùng nuôi tôm tự phát nằm dọc đầm Nam Lý thuộc thôn Công Lương với diện tích 18ha do không được quy hoạch, nên cách nuôi rất tùy tiện. Mỗi ao nuôi có một kiểu cải tạo khác nhau, nên việc nuôi và xử lý nước và chất thải không hề tuân theo quy trình. Nước thải trong các hồ nuôi chưa được xử lý được xả thẳng ra môi trường, ngập ngụa các tuyến kênh mương, ao hồ trên địa bàn, khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm kéo dài, khiến người dân bức xúc.
Ngoài ra, tình trạng nuôi tôm trên cát ở thôn Kim Giao Thiện (xã Hoài Hải) cũng diễn ra ồ ạt. Hầu hết các hồ nuôi tôm không có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo quy trình, làm nước mặn và chất thải ngấm vào mạch nước ngầm, đất dẫn đến nước sinh hoạt bị ô nhiễm, không thể sử dụng được khiến địa phương phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, do tình trạng nuôi tôm trên cát tự phát, không có quy hoạch.
Tình trạng này cũng diễn ra ở vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa - một trong những nơi đứng đầu miền Trung về nuôi tôm trên cát. Công việc quen thuộc của những người nuôi tôm ở đây là hút nước ngầm cho vào hồ tôm. Mỗi hồ tôm cần đến hàng nghìn m3 nước. Như vậy, lượng nước ngầm khai thác cho nuôi tôm trong mỗi vụ là con số không hề nhỏ. Nước thải từ hồ tôm được đưa thẳng ra môi trường, mặc dù, quy định trong nuôi tôm công nghiệp là phải có ao lắng lọc nước thải. Tình trạng này kéo dài nhiều năm qua ở hầu hết các vùng nuôi tôm trên cát. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm ven biển.
Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Người nuôi vẫn chưa có ý thức về việc sử dụng hóa chất, kháng sinh trong trong nuôi tôm chưa cao; việc phòng bệnh cho tôm, nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học và xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường chưa được người nuôi tôm quan tâm. Trong khi đó, lượng thức ăn thừa và chất bài tiết của tôm kết hợp với quá trình chuyển hóa dinh dưỡng là nguyên nhân chính tạo nên các chất gây ô nhiễm.
Lượng thức ăn khi các chủ đầm tôm thả xuống khu vực nuôi trồng chỉ được tôm tiêu thụ khoảng 85%, lượng còn lại (khoảng 15%) sẽ bị thất thoát và chính điều này dẫn đến lượng Nitơ gây ô nhiễm chiếm đến 40% từ lượng thức ăn thừa này… Tính toán sơ bộ, cứ 1 ha nuôi tôm thải ra gần 8 tấn chất thải rắn, như vỏ tôm khi tôm lột vỏ, thức ăn dư thừa cùng với hàng chục nghìn m3 nước thải khác. Việc này gây ô nhiễm và mặn hóa nguồn nước ngầm, khiến dịch bệnh lây lan.
Theo các chuyên gia môi trường, thành phần bùn thải nuôi tôm công nghiệp có chứa khoảng 29,5%, Si 27.842mg/kg, Ca 13.256 mg/kg, K 5.642 mg/kg, Fe 11.210 mg/kg, H2S 8,3mg/kg, N-NH3 36,1mg/kg, N-NO3 0,3mg/kg, N-NO2 0,1mg/kg, PO4 1,8mg/kg, bùn thải đáy ao nuôi cá tra có thành phần pH 4,37 - 5,39%, TOC 1,56 - 1,89%, tích tụ khoảng 24% Nitơ và 24% Phốt pho, trong bùn đáy ao nuôi tổng N 0,131 - 0,186%, tổng P 0,124 - 0,181%… là nguồn gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng cần phải được xử lý triệt.
Nước thải nuôi tôm công nghiệp có hàm lượng các chất hữu cơ cao (BOD5 12 - 35mg/l, COD 20 - 50mg/l), các chất dinh dưỡng (Photpho, Nitơ), chất rắn lơ lửng (12 - 70mg/l), Amoniac (0,5 - 1mg/l), Coliform (2,5.102 -3.104 MNP/100ml). Tính toán sơ bộ, cứ 1 ha nuôi tôm thải ra gần 8 tấn chất thải rắn, như vỏ tôm khi tôm lột vỏ, thức ăn dư thừa cùng với hàng chục nghìn m3 nước thải khác. Việc này gây ô nhiễm và mặn hóa nguồn nước ngầm, khiến dịch bệnh lây lan.
Tình trạng nuôi tôm trái quy hoạch và gây ô nhiễm đã diễn ra nhiều năm nhưng đến nay, các cơ quan chức năng vẫn lung túng, bất lực trong việc xử lý vấn đề này. Nếu công tác quy hoạch, quản lý nuôi tôm không tốt, không những sẽ nảy sinh những vấn đề nghiêm trọng về môi trường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nuôi trồng và đe dọa sức khỏe cộng đồng và các hoạt động kinh tế khác.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
Thời sự - Thúy Hằng - Hoàng Minh - 13:24 14/12/2019
(TN&MT) - Sáng ngày 14/12, tại Hội trường Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Tài nguyên và Môi trường long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 60 năm thành lập Cục Đo đạc, Bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam (14/12/1959 – 14/12/2019), đón nhận Huân chương độc lập hạng Nhì.
(TN&MT) - Ngày 13/12, bà Nguyễn Thị Quỳnh Như, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, đã ban hành quyết định xử phạt Công ty TNHH Phú Mỹ Hòa với tổng số tiền 115 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoảng sản tại mỏ đá ở phía nam mỏ Đà Sơn 2 của công ty này trong 4 tháng.
Thời sự - Khương Trung – Phạm Thiệu - 20:52 13/12/2019
(TN&MT) - Chiều 13/12, đoàn cán bộ Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc (Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT) đã đến hiện trường vụ chôn trộm chất thải nguy hại ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) lấy mẫu chất thải giám định.
(TN&MT) - Hơn 15 hộ dân ở xóm 1, thôn Trung Thuận, xã Mỹ Chánh Tây (huyện Phù Mỹ) đang sống dở chết dở vì mùi hôi khét, tiếng ồn phát sinh từ cơ sở sản xuất rổ nhựa Bé Nhỏ có diện tích hơn 600m2 đóng tại địa phương.
(TN&MT) - Tiếng anh và nghiên cứu khoa học là hai trong số những điểm nổi bật của sinh viên trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội. Chính vì có kiến thức nền cơ bản và năng khiếu tiếng anh xuất sắc mà mới đây, đội sinh...
(TN&MT) - Ngày 14/12, Công ty Tetra Pak đã khởi động chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa tại 800 trường tiểu học thuộc 16 quận, huyện thành phố Hà Nội, đưa tổng số trường học tham gia chương trình năm 2019 lên ơn 1.400...
(TN&MT) - Ngày 13/12, Công an huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam, cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đinh Văn Bình (sinh năm 1989, trú huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) về tội Vi phạm...
(TN&MT) - Công ty CP Xây dựng 47 là đơn vị đảm nhận thi công dự án Hồ chứa nước Đồng Mít tại huyện An Lão. Trong quá trình khai thác mỏ đá MĐ7 phục vụ thi công dự án, công ty không những bị người dân tố làm nứt tường nhà, mà tại Kỳ...
(TN&MT) - Ngày 13/12, trao đổi với PV, Thượng tá Hoàng Văn Mẫn - Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Nam, cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vận chuyển trái phép chất ma túy” để tiếp tục điều tra, làm rõ nguồn...
(TN&MT) - Trước tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL đến sớm, sâu hơn và gay gắt hơn so với TBNN, các tỉnh ở đồng bằng Nam Bộ cần xây dựng các kế hoạch, kịch bản phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn như Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng...
Tiếng dân - Trần Hương - Trần Sơn - 21:01 13/12/2019
(TN&MT) - Dự án nâng cấp mở rộng tuyến đường Tà Lèng – Mường Phăng đoạn qua bản Nà Nghè, xã Tà Lèng, thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) đã cơ bản hoàn thành, nhưng hơn 10 hộ gia đình có nhà bị hư hỏng do việc nâng cốt và hạ cốt đường,...
(TN&MT) - Theo số liệu của hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí từ Trang thông tin điện tử và nền tảng ứng dụng PAM Air (do Công ty cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý) và Air Visual (thuộc Tổ chức IQAir có trụ sở chính...
Tiếng dân - Bài và ảnh: Phạm Hoàng - 16:58 13/12/2019
(TN&MT) - Mặc dù đã mua đất 12 năm của UBND xã Thái Học, huyện Bình Giang (Hải Dương) nhưng ông Hoàng Quốc Giang chỉ nhận được bản "Hợp đồngchuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở"?!.
(TN&MT) - Tổng thư ký LHQ António Guterres đã kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và xã hội dân sự thúc giục chính phủ các nước đưa ra các chính sách rõ ràng hỗ trợ nỗ lực của khu vực tư nhân để giải quyết biến đổi khí hậu (BĐKH).
(TN&MT) - Theo thông tin từ Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Pù Mát, đơn vị này vừa tiến hành xử phạt 4 đối tượng từ tỉnh Lai Châu vào khu vực rừng cấm thuộc quyền quản lý của Vườn săn bắt thú rừng trái phép.