MECIE: Tiên phong phát triển Hệ thống quan trắc khí thải tự động

Phạm Duy | 17/12/2020 14:30

(TN&MT) - Quá trình đô thị hóa cùng với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới hệ quả hiển nhiên là chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức về ô nhiễm môi trường không khí, bắt nguồn từ các hoạt động giao thông, nguồn phát thải công nghiệp và hoạt động dân sinh…

Từ thực trạng …

Báo cáo Hiện trạng Môi trường quốc gia năm 2019 cho thấy, cùng với sự tăng lên về số lượng của các Khu, Cụm công nghiệp là sự tồn tại của những dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như: luyện kim, khai thác khoáng sản, xử lý rác thải, sản xuất giấy, bột giấy, dệt nhuộm, thuộc da, lọc hoá dầu, nhiệt điện… Tính đến tháng 12.2019, trên phạm vi cả nước còn 171 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để.

Luật bảo vệ môi trường đã chỉ rõ: Yêu cầu doanh nghiệp phải có trách nhiệm giám sát các nguồn thải phát sinh từ sản xuất và định kỳ báo cáo về cơ quan quản lý môi trường theo quy định. Tuy nhiên, việc giám sát định kỳ của nước ta với phương pháp thủ công đã và đang dần cũ kỹ, lạc hậu.

Theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP ban hành ngày 24.4.2015, có hiệu lực ngày 15.6.2015 nêu rõ, chủ nguồn phát thải với lưu lượng khí thải lớn phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương. Tiếp theo đó, Nghị định 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13. 5.2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường trong đó tiếp tục yêu cầu thêm các nhóm ngành nghề có nguy cơ ô nhiễm cao phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.

Tiến sĩ Tạ Hồng Đức – Chuyên gia, Giảng viên Đại Học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ: Việc siết chặt quản lý giám sát môi trường trong bối cảnh hiện nay là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời. Tuy nhiên, cùng với đó, khi áp dụng quy định này sẽ tạo ra cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, bởi mỗi trạm quan trắc tự động, liên tục theo tiêu chuẩn thường có kinh phí đầu tư và vận hành lớn, giá thành có thể lên tới vài tỷ đồng.

Theo yêu cầu về kỹ thuật thì các thiết bị sẽ được lắp cố định ở 01 địa điểm, thông thường sẽ được gắn vào thân ống khói phát thải (tại các vị trí thích hợp) để giám sát trực tiếp. Việc hiệu chỉnh, bảo trì thiết bị khá phức tạp, đòi hỏi người vận hành phải được đào tạo chuyên sâu.

Trước đây, chủ yếu các hệ thống quan trắc đều được nhập khẩu đồng bộ từ các nước phát triển trong khối G7. Do đó, đối với hệ thống nhập khẩu đồng bộ để đo được 08 chỉ tiêu cơ bản theo yêu cầu Nghị định 40/2019/NĐ-CP thông thường sẽ có giá thành từ 2-2,5 tỷ đồng và chi phí vận hành hệ thống hàng năm tiêu tốn của các doanh nghiệp từ 200-300 triệu đồng.

Ông Đức cho rằng, đây thực sự là khoản đầu tư lớn đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ như nhóm ngành nhập khẩu phế liệu và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp nguy hại. Các doanh nghiệp Việt luôn mong muốn có được thiết bị với chi phí đầu tư thấp nhưng vẫn đáp ứng được các yêu cầu về Quản lý môi trường.

Hệ thống quan trắc sCEM của Mecie tham gia Triển lãm Việt Nam Industrial & Manufacturing Fair 2021 tại Hải Phòng

Hệ thống quan trắc sCEM là thành quả của sự hợp tác giữa Công ty MECIE (Việt Nam) và Công ty Foedisch (Cộng hòa Liên bang Đức)

… đến giải pháp thương hiệu Việt!

Nhằm giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong tình hình hiện nay, mới đây Công ty TNHH Máy và Thiết Bị Công nghiệp Hoá chất Môi trường MECIE đã thành công trong việc nghiên cứu phát triển và đưa ra áp dụng rộng rãi sản phẩm Hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục mang thương hiệu Việt.

Công ty MECIE đã có nhiều năm kinh nghiệm, luôn được biết đến là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tư vấn giải pháp, nghiên cứu phát triển công nghệ để triển khai áp dụng trong thực tiễn nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác quản lý giám sát và xử lý môi trường.

Ông Hoàng Trung Thịnh - Phó Giám đốc Công ty TNHH Máy và Thiết Bị Công nghiệp Hoá chất Môi trường MECIE cho biết: Sau một thời gian dài, dành nhiều tâm huyết nghiên cứu phát triển công nghệ, Mecie đã thành công và cho ra mắt thị trường sản phẩm “Hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục sCem” do chính đội ngũ kỹ sư bộ phận Nghiên cứu phát triển (R&D) của Công ty MECIE thực hiện. Sản phẩm hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật quan trắc quy định tại thông tư 24/2017/TT-BTNMT.

Hệ thống quan trắc sCEM bao gồm các cảm biến lắp đặt trên thân ống khói và hệ thống tủ điều khiển phân tích theo công nghệ của Cộng hòa Liên bang Đức. Việc phát triển thành công hệ thống này giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào thiết bị nhập khẩu và giảm giá thành từ 40-50% so với một hệ thống nhập khẩu đồng bộ, đây là bước thành công đột phá của một Công ty khoa học công nghệ môi trường tại Việt Nam, ông Thịnh khẳng định.

Ông Thịnh cho biết thêm, Đối với Hệ thống quan trắc sCEM, Công ty MECIE cũng đã thiết kế, lập trình riêng phần mềm chuyên dụng với ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh giúp người dùng thuận tiện trong việc quản lý, giám sát, thống kê, báo cáo số liệu quan trắc. Phần mềm được sử dụng linh hoạt với nhiều tùy chọn như phiên bản Web server hoặc phiên bản Mobile.

Hệ thống quan trắc sCEM là thành quả của sự hợp tác giữa Công ty MECIE (Việt Nam) và Công ty Foedisch (Cộng hòa Liên bang Đức). Do đó, hệ thống đã trải qua sự kiểm duyệt nội bộ chặt chẽ theo các quy trình chuẩn và yêu cầu kỹ thuật khắt khe tương tự như hàng sản xuất tại Đức. Ngoài ra, các linh kiện, chi tiết bộ phận phục vụ sản xuất cũng được nhập khẩu theo lô với số lượng lớn từ các nước trong khối G7. Theo đó tạo sự thuận tiện rất nhiều cho công tác sửa chữa, thay thế (nếu có) trong quá trình vận hành, bảo trì, bảo dưỡng. Rút ngắn quá trình thực hiện, không còn phụ thuộc nhiều vào thời gian chờ nhập khẩu từ 2-3 tháng như trước đây.

Trên thực tế, Hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục sCEM đã được Công ty MECIE áp dụng, triển khai thành công cho gần 100 doanh nghiệp trên cả nước và được đánh giá cao về chất lượng, hệ thống hoạt động ổn định, dữ liệu được truyền liên tục về các Sở tài nguyên môi trường trên cả nước.

Điển hình là các dự án lò đốt chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp nguy hại, nhiệt điện, lò hơi, hoá chất, luyện kim… trên cả nước. Đây là một số loại hình sản xuất mang tính đặc thù của Việt Nam với các lò đốt cỡ nhỏ thành phần khí phức tạp dễ gây ăn mòn và hỏng hóc cho thiết bị. Hiện nay giá thành trung bình một Hệ thống quan trắc sCEM của Công ty MECIE cung cấp khoảng hơn 1 tỷ đồng.

Với mong muốn trở thành Công ty tiên phong trong việc sản xuất các thiết bị đo lường cho Ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam. Với phương châm đưa sản phẩm chất lượng nhất của người Việt đến tay người Việt sử dụng, chúng tôi cũng mong muốn Chính phủ sẽ có nhưng chính sách ưu đãi hộ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, cũng như các chính sách ưu đãi sử dụng các sản phẩm được sản xuất từ Việt Nam.

Công ty MECIE là đơn vị nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chúng tôi luôn đặt ra mục tiêu sẽ phát triển nhiều hơn nữa các sản phẩm mang thương hiệu Việt. Sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Cơ quan quản lý môi trường Việt Nam và phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Với khẩu hiệu “ Vì một hành tinh xanh” - ông Hoàng Trung Thịnh - Phó Giám đốc Công ty TNHH Máy và Thiết Bị Công nghiệp Hoá chất Môi trường chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
MECIE: Tiên phong phát triển Hệ thống quan trắc khí thải tự động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO