Trong vài tuần qua, Malaysia và nước láng giềng Singapore đã bị “nghẹt thở” vì khói bốc lên từ đám cháy rừng, buộc các trường học phải đóng cửa và nhiều người phải đeo khẩu trang để tránh hít phải khói bụi.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Môi trường Yeo Bee Yin cho biết: “Tôi sẽ có một cuộc họp với Tổng thư ký ASEAN để nêu lên quan điểm của chúng tôi và cũng bày tỏ hy vọng về một cơ chế hiệu quả hơn ở cấp độ ASEAN cho một giải pháp lâu dài”.
Có tất cả 3 quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thiết lập kế hoạch hành động khói mù khu vực vào năm 1997, nhưng Malaysia cho rằng việc phân nhóm này là không đủ để phát triển một giải pháp dài hạn.
“Nhằm nỗ lực giải quyết ô nhiễm, Malaysia có thể thông qua luật mới để xử phạt bất kỳ công ty nào gây ra các vụ cháy, tuy nhiên chỉ có hợp tác quốc tế mới có thể mang lại giải pháp lâu dài”, Yeo nhấn mạnh.
“Hạt giống đám mây chỉ là tạm thời. Luật ở đây sẽ chỉ áp dụng xử phạt đối với các công ty Malaysia vi phạm. Điều chúng tôi cần là hợp tác quốc tế cho một giải pháp lâu dài” – Yeo cho biết.
Ngày 17/9, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết nước này đang xem xét một luật mới để buộc các công ty trong nước phải giải quyết các đám cháy trên vùng đất mà họ kiểm soát ở nước ngoài.
Yeo cho biết Malaysia sẽ tiếp tục nỗ lực gieo hạt trên đám mây để mang lại sự cứu trợ tạm thời ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng. Điều này liên quan đến việc phun hóa chất, chẳng hạn như natri clorua và magiê oxit từ máy bay để làm tăng lượng mưa.
Theo Mahathir, Malaysia cũng sẽ cân nhắc việc huy động máy bay không người lái để giúp gieo hạt trên đám mây.