Một ngôi làng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở bang Khartoum, Sudan. Ảnh: UNOCHA |
Đầu tháng 9, các nhà chức trách đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong 3 tháng sau trận lụt tồi tệ nhất trong 30 năm. Đến nay, hơn 860.000 người rơi vào tình cảnh nhà cửa bị phá hủy hoặc hư hại và hơn 120 người đã chết. Khoảng 560 trường học và hàng nghìn cơ sở y tế cũng bị ảnh hưởng, ảnh hưởng đến các dịch vụ thiết yếu cho cộng đồng, đặc biệt là ở Bắc Darfur, Khartoum, Tây Darfur và Sennar, nơi chiếm 52% tổng số người bị ảnh hưởng.
Tiếp cận hơn 400.000 người, con số đó còn tăng
Cho đến nay, các cơ quan và đối tác của Liên hợp quốc (LHQ) đã tiếp cận hơn 400.000 người, trong đó đã sắp xếp nơi trú ẩn khẩn cấp và cứu trợ các vật dụng gia đình thiết yếu cho hơn 181.000 người tị nạn bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, 1,87 triệu người phải di dời trong nước và người Sudan trên khắp đất nước. Trong khi đó, theo số liệu chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sự lây lan COVID-19 vẫn tiếp tục, với 13.653 ca nhiễm và 836 trường hợp tử vong.
Tình trạng lạm phát gia tăng - đạt gần 170% trong tháng 8 - đã gây ra sự thiếu hụt hàng hóa cơ bản và tăng giá một số nguồn cung cấp có nguồn gốc trong nước từ 300 - 400%.
Phát ngôn viên Jens Laerke của OCHA cho biết: “Trong một số trường hợp, vào thời điểm hoàn tất quá trình mua sắm, các nguồn cung đã dồi dào, khiến ngân sách ban đầu không còn giá trị nữa. Điều này có nghĩa là quá trình thu mua phải bắt đầu lại và “không có gì đảm bảo rằng vào thời điểm quá trình đó được thực hiện, giá sẽ không tăng nữa”.
OCHA Sudan cho biết chi phí chăm sóc sức khỏe cũng đã tăng lên đến 90%.
Tại Geneva, Thụy Sĩ, ông Laerke cho rằng theo dữ liệu của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), giá trung bình của một giỏ thực phẩm gia đình đã tăng hơn 200% kể từ năm ngoái. Điều này làm gia tăng áp lực đối với mức độ mất an ninh lương thực nghiêm trọng trên khắp Sudan.
Thiếu hụt tiền mặt và mất mùa
Ông Laerke cho biết lạm phát cũng đã ảnh hưởng đến các đối tác nhân đạo của LHQ, những người hỗ trợ tiền mặt cho các gia đình dễ bị tổn thương, vì họ liên tục phải điều chỉnh số tiền được chuyển. Theo phát ngôn viên của OCHA, ngay cả khi có những điều chỉnh này, nhiều gia đình không còn có thể mua những thứ họ cần với số tiền nhận được.
Một mối lo ngại khác ở Sudan là diện tích lớn đất nông nghiệp bị ngập dưới nước hoặc bị hủy hoại ngay trước khi thu hoạch. “Hầu hết các gia đình ở Sudan đã chi khoảng 65% thu nhập của họ cho thực phẩm, vì vậy những đợt tăng giá này dẫn đến nạn đói gia tăng và ảnh hưởng đến giáo dục, y tế và các dịch vụ khác mà các gia đình không ưu tiên khi họ cố gắng ứng phó với khó khăn kinh tế”, ông Laerke giải thích.
Tăng rủi ro cho phụ nữ mang thai
Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) ước tính có khoảng 187.500 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang sống trong các khu tránh lũ tạm thời với các biện pháp bảo vệ tối thiểu để đảm bảo an toàn và an ninh cho họ. Việc các trạm y tế, bệnh viện và nhà vệ sinh bị phá hủy còn gây ra nhiều rủi ro hơn nữa.
Cơ quan này cho biết 12.000 phụ nữ đang mang thai và hơn 1.300 phụ nữ sẽ sinh con trong tháng tới. Trong số những phụ nữ này, 600 phụ nữ có thể sẽ gặp phải các biến chứng khi sinh và cần đến các dịch vụ sức khỏe sinh sản.
Một nhóm đánh giá nhu cầu khẩn cấp của UNFPA đã đến thăm những phụ nữ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Khartoum, Sudan. Ảnh: UNFPA / Sufian Abdul-Mouty |
Ngoài các nhu cầu cấp thiết về sức khỏe, phụ nữ phải di dời còn đối mặt với những hạn chế về lựa chọn định cư và khó khăn về tài chính do mất việc làm. Họ cũng phải đối mặt với nguy cơ bạo lực trên cơ sở giới gia tăng, với các dịch vụ hạn chế bị đe dọa bởi các cơ sở và mạng lưới hư hại.
Massimo Diana, đại diện UNFPA tại Sudan cho biết: “Sudan cần hỗ trợ ngay lập tức để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nhân đạo này. Lũ lụt tác động xấu đến sinh kế và ảnh hưởng không cân xứng đến phụ nữ. Căng thẳng cũng làm gia tăng bạo lực gia đình. Các dịch vụ y tế địa phương và các mạng lưới hỗ trợ cũng bị gián đoạn”.
UNFPA đã giúp khôi phục lại 16 cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản và trẻ sơ sinh khẩn cấp ở 7 khu vực của Sudan.